Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương giám sát, đánh giá nguy cơ phòng chống bệnh sởi tại Hà Tĩnh

Ngày 29-3, thông tin từ Sở Y tế tỉnh Hà Tĩnh cho biết, sau khi Hà Tĩnh ghi nhận các ca mắc sởi tại huyện Đức Thọ, đoàn công tác của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cùng Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Tĩnh đã điều tra, giám sát dịch tễ, đánh giá lại nguy cơ và đề xuất các giải pháp phòng chống dịch trong thời gian tới.

Đoàn công tác kiểm tra sức khỏe bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa huyện Đức Thọ
Đoàn công tác kiểm tra sức khỏe bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa huyện Đức Thọ
Clip: Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cùng CDC Hà Tĩnh kiểm tra thực tế nơi ghi nhận các ca bệnh

Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Tĩnh, đến chiều 28-3 trên địa bàn huyện Đức Thọ đã ghi nhận 11 ca dương tính với vi rút sởi (Elisa). Trong đó, chùm ca bệnh tại thị trấn Đức Thọ 10 ca và xã An Dũng 1 ca. Hiện tại sức khỏe các bệnh nhân ổn định, còn 1 bệnh nhân điều trị tại bệnh viện Đa khoa Đức Thọ và 2 bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Sản nhi Nghệ An.

Tại buổi kiểm tra, đoàn công tác của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cùng CDC Hà Tĩnh đã tổ chức điều tra, giám sát dịch tễ, nguồn gốc gây bệnh tại một số hộ gia đình có bệnh nhân mắc sởi; giám sát, hỗ trợ phương pháp phòng chống dịch sởi tại Trường Tiểu học Đức Yên và thị trấn Đức Thọ; kiểm tra giám sát cập nhật dữ liệu tiêm chủng trên hệ thống tiêm chủng quốc gia; giám sát, hỗ trợ công tác thu dung, điều trị bệnh nhân tại Bệnh viện Đa khoa huyện Đức Thọ…

a2.jpg
Kiểm tra, giám sát cập nhật dữ liệu tiêm chủng trên hệ thống tiêm chủng quốc gia tại Trạm Y tế thị trấn Đức Thọ

Qua giám sát, đoàn đánh giá sự vào cuộc quyết liệt của ngành y tế và địa phương trong phòng chống dịch, đặc biệt công tác điều tra, giám sát và thực hiện tốt cách ly điều trị ngay ca bệnh đầu tiên. Đồng thời, lưu ý ngành y tế cần mở rộng giám sát, điều tra cộng đồng đối với khu vực có ca bệnh. Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức trong phòng chống dịch, trong đó chú trọng đến công tác tiêm phòng sởi, đây là biện pháp tốt nhất để phòng chống bệnh sởi. Tăng cường công tác quản lý tiêm chủng trên hồ sơ tiêm chủng quốc gia để thuận lợi trong việc rà soát, điều tra ca bệnh. Đối với bệnh viện tăng cường công tác điều trị, đúng phác đồ Bộ Y tế...

__i___u_tra_d___ch_t____5f89e.jpg
Đoàn công tác giám sát nguồn gốc gây bệnh tại một số hộ gia đình có bệnh nhân mắc sởi

Trước đó, ngày 18-3, cháu N.H.M.T. (sinh năm 2016, trú thị trấn Đức Thọ) có biểu hiện sốt, ho nhiều, khó thở, nổi phát ban đỏ ở tay, chân, vùng ngực, bụng. Ngay sau đó, gia đình đưa cháu đến Bệnh viện Đa khoa huyện Đức Thọ để khám và được chẩn đoán sốt phát ban nghi sởi. Tại đây, cháu T. được điều trị truyền dịch, kháng sinh, hạ sốt, long đờm theo đúng phác đồ điều trị của Bộ Y tế. Sau 6 ngày điều trị, sức khỏe của cháu T. đã dần ổn định.

Ngoài trường hợp của cháu T. ngành y tế còn phát hiện thêm 14 trường hợp khác có các triệu chứng nghi mắc sởi trên địa bàn huyện Đức Thọ. Nhận được thông tin, CDC Hà Tĩnh đã nhanh chóng tổ chức giám sát và lấy mẫu gửi Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương để xét nghiệm.

z5289440716105_270cf009b94b9982bbb40c4216f6798c_88f03.jpg
Lãnh đạo CDC Hà Tĩnh giám sát công tác phòng dịch sởi tại trường học ở Đức Thọ
z5289440716028_31b114ea5cf0e86edcaddcb4785bad3a_f153d.jpg
Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa huyện Đức Thọ điều trị cho một bệnh nhân mắc sởi
a3.jpg
Đoàn công tác làm việc với ngành Y tế huyện Đức Thọ

Tin cùng chuyên mục