Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế Nguyễn Văn Cao cho rằng, Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung gồm 5 tỉnh, thành phố: Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, chiếm 8,45% diện tích cả nước, có điều kiện thuận lợi hình thành một hành lang kinh tế, thương mại quan trọng kết nối Bắc - Nam và là cửa ngõ ra biển của tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây, nối Myanmar, Lào, Campuchia với đường hàng hải quốc tế qua biển Đông và Thái Bình Dương. Tuy nhiên, sau 10 năm thành lập, 4 khu kinh tế (KKT) ven biển gồm Chân Mây - Lăng Cô, Chu Lai, Dung Quất và Nhơn Hội cùng 19 khu công nghiệp (KCN) khác trong vùng đã được Thủ tướng cho phép thành lập vẫn chưa tạo ra bước đột phá trong phát triển công nghiệp. Phần lớn thu hút các ngành thâm dụng lao động, sử dụng nhiều năng lượng, ít công nghệ cao như dệt may, da giày, sản xuất sản phẩm nhựa, vật liệu nung, chế biến nông - lâm - thủy sản... làm cho chất lượng và tốc độ phát triển các KKT, KCN của vùng không cao. Các KKT, KCN lại thu hút đầu tư theo hướng cạnh tranh tràn lan trên tất cả các lĩnh vực đã làm triệt tiêu lợi thế lẫn nhau và làm lệch lạc hướng đi trong khai thác tiềm năng sẵn có vào phát triển kinh tế - xã hội tại các địa phương trong vùng.
Tại hội nghị, các đại biểu đã thẳng thắn đánh giá thực trạng phát triển các KKT, KCN của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung; phân tích các lợi thế so sánh liên kết phát triển vùng; bàn giải pháp nâng cao hiệu quả của các KKT, KCN. Qua đó, đề xuất điều chỉnh cơ chế, chính sách phát triển các KKT, KCN của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Tại hội nghị, các đại biểu đã thẳng thắn đánh giá thực trạng phát triển các KKT, KCN của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung; phân tích các lợi thế so sánh liên kết phát triển vùng; bàn giải pháp nâng cao hiệu quả của các KKT, KCN. Qua đó, đề xuất điều chỉnh cơ chế, chính sách phát triển các KKT, KCN của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.