WTO sắp có nữ Tổng giám đốc đầu tiên

Theo CNN, việc Bộ trưởng Thương mại Hàn Quốc Yoo Myung-hee rút khỏi cuộc đua vị trí Tổng giám đốc Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đã mở đường để bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu Bộ trưởng Tài chính Nigeria, trở thành nữ tổng giám đốc người châu Phi đầu tiên của WTO.
Bà Ngozi Okonjo-Iweala ở cơ quan ngoại giao Nigeria tại Chambesy, gần Geneva, Thụy Sĩ, ngày 29-9-2020. Ảnh: REUTERS
Bà Ngozi Okonjo-Iweala ở cơ quan ngoại giao Nigeria tại Chambesy, gần Geneva, Thụy Sĩ, ngày 29-9-2020. Ảnh: REUTERS

Bà Okonjo-Iweala và bà Yoo đều đã lọt vào vòng cuối cùng của cuộc đua giành ghế Tổng giám đốc WTO. Hồi tháng 10, bà Okonjo-Iweala đã được đề cử cho chức vụ này tại một cuộc họp không chính thức của các nước thành viên. Tuy nhiên, tình hình đi vào bế tắc do vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ chính phủ của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump vốn có chủ trương ủng hộ bà Yoo.

WTO đã không có tổng giám đốc kể từ khi ông Roberto Azevêdo rời vị trí này tháng 8-2020, sớm một năm so với kế hoạch. Bà Okonjo-Iweala từng làm việc tại Ngân hàng Thế giới (WB) 25 năm trong vai trò nhà kinh tế học phát triển. Bà cũng là chủ tịch Gavi - tổ chức hỗ trợ phân phối vaccine Covid-19 toàn cầu và mới kết thúc nhiệm kỳ vào tháng 12-2020.

Đọc nhiều nhất

Nhân viên y tế tại Ấn Độ lấy mẫu từ dơi

Cảnh giác trước sự lây lan của virus Nipah

Theo Hindustan Times, Thủ hiến bang Kerala (Ấn Độ) Pinarayi Vijayan vừa thông báo 36 mẫu thu thập từ dơi ở bang Kerala đã cho kết quả âm tính với virus Nipah. Đây là khu vực bùng phát virus Nipah nguy hiểm trong hơn một tuần qua.

Hồ sơ - tư liệu

Hệ lụy từ xã hội siêu cạnh tranh

Sau nhiều cuộc biểu tình quy mô lớn lần đầu tiên trong lịch sử Hàn Quốc, Bộ Giáo dục nước này đã đưa ra một loạt chính sách mới để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của giáo viên trước nạn bắt nạt từ phụ huynh và học sinh. Tuy nhiên, những chính sách này cũng không đáp ứng được yêu cầu trước đó của giáo viên và xem chừng lợi bất cập hại.

Chuyện đó đây

AI giúp phát hiện sớm gen gây bệnh

Các nhà nghiên cứu tại Công ty DeepMind của Google đã thiết kế hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI) để xác định các gen có khả năng gây bệnh, đồng thời tin rằng, họ đã xác định được 89% các đột biến quan trọng về gen.