Bộ đang giao Viện Chiến lược Bộ GTVT và Ban Quản lý dự án đường sắt nghiên cứu tính toán tổng nhu cầu vốn của dự án này để Chính phủ xem xét khả năng cân đối vốn, báo cáo Quốc hội tại kỳ họp cuối năm nay.
Nếu kịp, Chính phủ có thể giao cho kế hoạch vốn trung hạn giai đoạn năm 2021-2025 để triển khai dự án trở lại. Dự án có tổng chiều dài 131km này bị đình hoãn theo chủ trương cắt giảm đầu tư công, nhưng hiện vẫn phù hợp quy hoạch mạng lưới đường sắt quốc gia. Nhiều hạng mục của dự án như vật tư, thiết bị có giá trị hàng trăm tỷ đồng đang bị “đắp chiếu”. Nếu không triển khai tiếp để hoàn thiện dự án, sẽ rất lãng phí. Để triển khai tiếp, các cơ quan chức năng sẽ tính toán kỹ khối lượng còn lại, ước tính kinh phí, có thể phân kỳ làm từng đoạn để đẩy nhanh kết nối tới bãi xếp dỡ của cảng Cái Lân.
Theo tính toán trước đó của Bộ GTVT, để dự án có thể tiếp tục, cần thêm 6.000 tỷ đồng bên cạnh 4.556,4 tỷ đồng vốn trái phiếu chính phủ đã được bố trí, nâng tổng mức đầu tư lên thành 10.556 tỷ đồng so với 7.665 tỷ đồng được phê duyệt năm 2004. Lý do tăng là thay đổi về giá nguyên vật liệu, nhân công, kinh phí giải phóng mặt bằng...
Các tin, bài viết khác
-
TPHCM kiến nghị gỡ khó trong quản lý, khai thác nhà, đất
-
Bay nội địa dịp cao điểm hè 2022 tăng 10% so với trước đại dịch Covid-19
-
Nghiên cứu phát triển đô thị quanh sân bay Tân Sơn Nhất
-
Cục CSGT: Đề nghị miễn kiểm định lần đầu với xe ô tô mới
-
9 dự án giao thông chậm tiến độ giải ngân
-
Thị trường hàng không quốc tế phục hồi chậm
-
TPHCM: Các trạm thu phí hoàn chỉnh thu tự động
-
Cần Thơ: Cầu Trần Hoàng Na chậm tiến độ thực hiện 1 năm
-
Đề nghị điều chỉnh lùi kế hoạch khởi công dự án xây dựng đường cất hạ cánh, đường lăn sân bay Côn Đảo
-
Hà Tĩnh: Tuyến huyện lộ 6 lên biên giới xuống cấp nghiêm trọng