Các trường đủ năng lực đều được tuyển sinh riêng

Mới đây, Hiệp hội Các trường ĐH-CĐ ngoài công lập đã có văn bản kiến nghị khẩn cấp lên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về nguy cơ tan rã nhiều trường ĐH-CĐ ngoài công lập do liên quan đến chủ trương tuyển sinh hiện nay. Thủ tướng đã có công văn giao Bộ GD-ĐT xử lý. Chiều 22-2, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga trả lời phỏng vấn PV Báo SGGP xung quanh vấn đề này cũng như những quan tâm đặc biệt của dư luận về mùa tuyển sinh năm 2013 này. Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết:
Các trường đủ năng lực đều được tuyển sinh riêng

Mới đây, Hiệp hội Các trường ĐH-CĐ ngoài công lập đã có văn bản kiến nghị khẩn cấp lên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về nguy cơ tan rã nhiều trường ĐH-CĐ ngoài công lập do liên quan đến chủ trương tuyển sinh hiện nay. Thủ tướng đã có công văn giao Bộ GD-ĐT xử lý. Chiều 22-2, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga trả lời phỏng vấn PV Báo SGGP xung quanh vấn đề này cũng như những quan tâm đặc biệt của dư luận về mùa tuyển sinh năm 2013 này. Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết:

Văn phòng Chính phủ đã có công văn truyền đạt ý kiến của Thủ tướng giao Bộ GD-ĐT làm việc trực tiếp với đề nghị của hiệp hội, trên cơ sở này, Bộ GD-ĐT có trách nhiệm thống nhất đề xuất với Thủ tướng Chính phủ xem xét, giải quyết đối với những vấn đề vượt quá thẩm quyền, báo cáo trước ngày 15-3. Hiện chúng tôi đã nhận được công văn của Văn phòng Chính phủ và đã có công văn trả lời hiệp hội. Bộ GD-ĐT cũng muốn có buổi làm việc trực tiếp với hiệp hội vào tuần tới nhưng hiệp hội cho biết chưa chuẩn bị kịp nên hoãn vào thời điểm khác. Tinh thần chung là bộ sẵn sàng lắng nghe, đối thoại và xử lý các kiến nghị của hiệp hội theo các quy định chung.

Còn thi “3 chung”, còn điểm sàn

* Phóng viên: Cụ thể, hiệp hội kiến nghị ngay từ mùa thi năm 2013 và đúng tinh thần tự chủ của Luật Giáo dục đại học, Bộ GD-ĐT chỉ cần tổ chức tốt kỳ thi tốt nghiệp THPT, còn công việc tuyển sinh của các trường ĐH-CĐ thì trao quyền tự chủ cho các trường. Bộ GD-ĐT trả lời vấn đề này như thế nào?

* Thứ trưởng BÙI VĂN GA: Hiệp hội Các trường ĐH-CĐ ngoài công lập đề nghị được tuyển sinh riêng, đó cũng là tinh thần của Luật Giáo dục đại học. Bộ GD-ĐT hoàn toàn chấp thuận điều đó, nhưng nguyên tắc là các trường muốn tuyển sinh riêng phải có đề án trình lên bộ trên cơ sở nêu lên được năng lực của trường, cam kết không để xảy ra các tiêu cực khi tuyển sinh riêng như tệ nạn luyện thi tràn lan. Tuyển sinh riêng nhưng phải bảo đảm đủ năng lực, bảo đảm công bằng. Bộ GD-ĐT luôn khuyến khích các trường tuyển sinh riêng, vấn đề là các trường phải trình được đề án tuyển sinh của mình để bộ thẩm định, chấp thuận.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga

* Đến nay đã có trường nào trình đề án tuyển sinh riêng?

* Đã 3 năm nay bộ yêu cầu các trường ĐH-CĐ trình đề án tuyển sinh riêng nhưng đến nay chưa có trường nào trình lên, kể cả các trường công lập lẫn ngoài công lập, trừ 10 trường khối năng khiếu nghệ thuật đã được Bộ GD-ĐT và Bộ VH-TT-DL chấp thuận cho tuyển sinh riêng bắt đầu từ năm 2013. Bộ GD-ĐT tạo cơ hội bình đẳng cho tất cả các trường ĐH-CĐ không kể công lập hay ngoài công lập, trường nào có đề án tuyển sinh riêng hợp lý sẽ được trao quyền tự chủ tuyển sinh, vấn đề là chưa có trường nào trình lên được.

* Vậy kiến nghị bỏ điểm sàn của các trường ngoài công lập thì sao?

* Lý lẽ của các trường ngoài công lập là không gì lãng phí hơn khi một trường đại học với đủ cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ giảng viên mà không còn nguồn học sinh THPT đạt trên điểm sàn để tuyển sinh viên đến học; tại các trường đại học nước ngoài các em vào học chỉ cần có bằng tốt nghiệp THPT.
Tuy nhiên, quan điểm xuyên suốt của Bộ GD-ĐT là chừng nào còn thi “3 chung”, chừng đó vẫn phải duy trì điểm sàn. Chỉ khi nào các trường tuyển sinh riêng thì các trường tự định điểm đầu vào. Còn vẫn thi “3 chung”, bắt buộc phải có điểm sàn vì đó là ngưỡng tối thiểu để bảo đảm chất lượng nguồn nhân lực. Nếu chúng ta bỏ điểm sàn, thí sinh có điểm thấp vẫn được gọi vào học. Cách làm này không phù hợp với chúng ta bởi nếu đào tạo ra mà sinh viên không được xã hội chấp nhận, các nhà tuyển dụng từ chối lại là một sự lãng phí quá lớn. Bộ GD-ĐT luôn sẵn sàng tạo cơ chế để các trường ngoài công lập phát triển nhưng phải đảm bảo yếu tố chất lượng.
  • Nghĩa vụ quân sự phải ưu tiên hàng đầu

* Rất nhiều người đang quan tâm đến thông tư liên tịch của Bộ Quốc phòng, Bộ GD-ĐT. Theo đó, trường hợp công dân nhận được lệnh gọi nhập ngũ và giấy gọi nhập học cùng một thời điểm, phải chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, không thuộc đối tượng xét tạm hoãn gọi nhập ngũ. Tức là trúng tuyển đại học vẫn phải thực hiện nghĩa vụ quân sự?

* Thông tư này xuất phát từ nhiệm vụ xây dựng Quân đội Nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, từng bước hiện đại đáp ứng nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ vững chắc, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc trong tình hình mới. Để thực hiện được nhiệm vụ trọng đại trên, nguồn nhân lực phục vụ quân đội hiện nay đòi hỏi chất lượng ngày càng cao về thể lực và tri thức. Vì vậy, để có nguồn nhân lực chất lượng cao thực hành chiến đấu, hợp đồng tác chiến quân binh chủng trong chiến tranh công nghệ cao hiện nay, phải tuyển chọn những công dân ưu tú, có sức khỏe, có trình độ văn hóa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Thông tư liên tịch số 13 quy định nhận được lệnh gọi nhập ngũ và giấy báo nhập học vào các trường cùng một thời điểm thì thực hiện lệnh nhập ngũ, báo cáo đơn vị quản lý biết để thông báo cho nhà trường (nơi phát hành giấy báo nhập học) được bảo lưu kết quả nhập học theo khoản 4 Điều 56 Luật Nghĩa vụ quân sự (NVQS), sau khi hoàn thành NVQS sẽ tiếp tục học tập…

Sinh viên trường Đại học Văn Lang trong giờ học nhóm. Ảnh: MAI HẢI

Sinh viên trường Đại học Văn Lang trong giờ học nhóm. Ảnh: MAI HẢI

* Thưa ông, có khá nhiều ý kiến đề nghị nên chăng để các em học đại học xong, sau đó đi nghĩa vụ quân sự để việc học được liền mạch, tránh mai một kiến thức?

* Mọi công dân Việt Nam đều có nhiệm vụ thiêng liêng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. Nghĩa vụ quân sự phải ưu tiên hàng đầu. Vì thế khi xây dựng thông tư này, cả Bộ Quốc phòng, Bộ GD-ĐT đều xác định sẽ không ưu tiên theo hướng ngược lại, tức là đi học trước, đi nghĩa vụ quân sự sau.

Đó là trách nhiệm thiêng liêng của công dân, ở các nước họ đều làm thế để xây dựng lực lượng quân đội hiện đại, chính quy. Công dân sau khi hoàn thành NVQS về học đại học (nếu đã bảo lưu kết quả), hay thi đại học sẽ được hưởng ưu tiên. Ví dụ như quân nhân công tác tại biên giới hải đảo, người dân tộc thiểu số, người lập công xuất sắc trong khi phục vụ tại ngũ… được cử tuyển đào tạo cao đẳng, đại học, quân nhân xuất ngũ được cấp thẻ học nghề trị giá bằng 12 tháng lương tối thiểu (hiện nay là 12,6 triệu đồng), sau khi học tập được ưu tiên giới thiệu việc làm. Ngoài ra, Bộ GD-ĐT cũng dự định sẽ chỉ đạo các trường ưu tiên cho các em chuyển đổi khối thi nếu có nguyện vọng... 

PHAN THẢO

Tin cùng chuyên mục