Ông Nguyễn Đồng Tiến, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước:

Tôi đánh cược với những ai nói lạm phát sẽ 2 con số!

- PV:
Tôi đánh cược với những ai nói lạm phát sẽ 2 con số!

- PV: Ngân hàng Nhà nước đã và sẽ có giải pháp gì để kiềm chế lạm phát?

Tôi đánh cược với những ai nói lạm phát sẽ 2 con số! ảnh 1

Ông NGUYỄN ĐỒNG TIẾN: Trong năm 2007, luồng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng rất lớn. Đây là thời cơ lớn để tăng tiềm lực dự trữ ngoại tệ. Đầu thập niên 90, Việt Nam không có đồng USD dự trữ ngoại tệ nào. Nay, chúng ta đã có hàng chục tỷ USD dự trữ. Riêng 7 tháng đầu năm, so với cuối 2006, dự trữ ngoại tệ của ta đã tăng gần gấp đôi, đạt dự trữ ngoại tệ trong 20 tuần, bằng với mục tiêu Chính phủ đề ra đến năm 2010.

Bên cạnh đó, chúng ta phải đối mặt với khả năng đồng tiền Việt Nam bị lên giá, ảnh hưởng tiêu cực đến sức cạnh tranh và xuất khẩu. Do vậy, bên cạnh mua ngoại tệ để tăng dự trữ ngoại hối, Ngân hàng Nhà nước đã thông qua các nghiệp vụ để thu hút tiền đang lưu thông. Thông qua việc bán tín phiếu Ngân hàng Nhà nước, ngân hàng đã rút tiền lưu thông về gấp 7, 8 lần so với cùng kỳ năm 2006 để bảo đảm trung hòa lượng tiền lưu thông gấp 4,7 lần so với cùng kỳ, bằng 63% mức cung ứng tiền cả năm theo kế hoạch để mua 9,1 tỷ USD.

Mặc dù phải đưa ra lượng tiền đồng rất lớn để mua ngoại tệ nhưng thông qua các biện pháp nghiệp vụ, đến nay đã thu hút được 82% lượng tiền đưa ra để mua ngoại tệ đã được thu hút trở lại. Trong tháng 8 và các tháng còn lại, chúng tôi sẽ có các biện pháp mạnh hơn để triệt tiêu lượng tiền đồng đã đưa ra, từ đó kiểm soát được tổng phương tiện thanh toán và kiểm soát được mức độ lạm phát.

Cũng có những ý kiến cho rằng đưa ra lượng tiền khá lớn sẽ tác động đến lạm phát. Đúng là có tác động. Nhưng, tác động phải qua độ trễ nhất định vào giá cả. Thực tế, xuất phát từ giá nguyên liệu quốc tế, từ tăng giá lương thực, thực phẩm đã đóng góp tới 60% chỉ số giá trong thời gian qua. Tiền tệ đã kiểm soát. Các biện pháp khác mà chúng tôi thực hiện là tăng dự trữ bắt buộc, hiện của ta mới 10%.

Trong cuộc họp ngày 12-8, Thủ tướng yêu cầu chúng tôi phải điều chỉnh linh hoạt hơn. Thời gian qua, có ngày chúng tôi phải chi mua vào 500 - 600 triệu USD, trong khi cả năm 2006 chỉ mua vào hơn 4 tỷ USD.

-Ông bình luận gì về việc mức lạm phát như hiện nay khiến lãi suất tiền gửi tiết kiệm bị âm?

Cần phải xem xét vấn đề lãi suất tiền gửi tiết kiệm một cách tổng thể. Nhiều năm nay Ngân hàng Nhà nước không can thiệp vào lãi suất của các tổ chức tín dụng. Lãi suất do thị trường quyết định. Còn về lạm phát, tức là giá cả tăng cao liên tục, có phải vậy không? Thực tế diễn biến chỉ số giá những năm qua cho thấy không phải như vậy. Còn năm nay, vào thời điểm này nếu tính bình quân 7 tháng đầu năm thì lạm phát là 7,2%. So với mức lãi suất tiền gửi 6 tháng từ 9% – 9,6%/năm thì mức lạm phát vẫn thấp hơn lãi suất tiền gửi. Tôi đồng ý là nếu chỉ lấy riêng tháng 7 thì lãi suất tiền gửi âm so với lạm phát. Nhưng, như tôi nói cần phải nhìn nhận, đánh giá một cách tổng thể. Mức lãi suất tiết kiệm phổ biến vẫn dương. Theo tôi, đây là vấn đề đáng quan tâm nhưng chưa đáng lo ngại.

- Thưa ông nhưng một số chuyên gia kinh tế cho rằng năm nay, chỉ số lạm phát sẽ vượt 2 con số tức là tăng trên 10%...

Về vấn đề này, Thủ tướng đã chỉ đạo rất quyết liệt. Qua các biện pháp đã và đang thực hiện, Thủ tướng có niềm tin sâu sắc rằng sẽ kiểm soát được chỉ số giá dưới mức tăng trưởng GDP. Chúng tôi và chúng ta cũng cần phải có niềm tin như vậy. Tôi sẵn sàng đánh cược với những ai nói rằng lạm phát năm nay sẽ ở mức 2 con số. Nếu để lạm phát hai con số thì không chỉ Ngân hàng Nhà nước mà cả Chính phủ sẽ phải kiểm điểm trước Quốc hội.

- Cảm ơn ông.

Tin cùng chuyên mục