Không để nước đến chân

Việc phát hiện 2 nhà nuôi yến ở TP Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận bị nhiễm virus cúm A/H5N1 ngay trong thời điểm một em bé tỉnh Đồng Tháp tử vong vì virus này, cùng lúc đó là việc cả thế giới dõi theo diễn biến chủng virus cúm gia cầm mới H7N9 xuất hiện ở Trung Quốc ngày càng lan rộng với hàng chục người bị nhiễm và tử vong, khiến không ít người bàng hoàng và lo lắng.

Việc phát hiện 2 nhà nuôi yến ở TP Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận bị nhiễm virus cúm A/H5N1 ngay trong thời điểm một em bé tỉnh Đồng Tháp tử vong vì virus này, cùng lúc đó là việc cả thế giới dõi theo diễn biến chủng virus cúm gia cầm mới H7N9 xuất hiện ở Trung Quốc ngày càng lan rộng với hàng chục người bị nhiễm và tử vong, khiến không ít người bàng hoàng và lo lắng.

Cúm gia cầm H5N1 xuất hiện đầu tiên ở Việt Nam cuối năm 2003 đầu năm 2004 từng gây hoảng loạn cho người chăn nuôi và nhà quản lý. Lúc đó, mọi gia cầm, kể cả chim kiểng đều bị tiêu hủy trong bán kính 2km. Nhưng sau gần 10 năm “chung sống”, mọi người dần dà cảm thấy bình thường đến mức xem thường loại virus cúm này.

Cho dù hàng năm, dịch bệnh cúm gia cầm H5N1 vẫn xuất hiện nhưng chỉ cục bộ ở xã, huyện, không còn lan rộng và cả năm 2012 Việt Nam không có người tử vong vì virus H5N1 nên cũng lãng quên những quy định nhà nước về nuôi, vận chuyển và giết mổ gia cầm. Các địa phương hầu như giao hẳn trách nhiệm này cho ngành thú y. Khi yến chết ở Ninh Thuận do virus H5N1 mới vỡ lẽ, nhiều địa phương có nhà yến không biết ngành nào quản lý, không nắm rõ số lượng bao nhiêu… nên lúng túng.

Khi Tiền Giang phát hiện chim trĩ cũng nhiễm virus H5N1 làm cho không ít địa phương lo lắng và chỉ đạo quyết liệt đến mức thái quá. Có địa phương khi phát hiện yến chết nhưng không nhiễm H5N1 vẫn yêu cầu di dời nhà yến khỏi khu dân cư trong vòng 1 tháng. Có thể nói, chỉ đạo này không khả thi. Ngay như nuôi gia cầm không dễ một sớm một chiều chủ hộ di dời đàn gà hay vịt đi nơi khác thì với nhà nuôi yến càng không thể. Di dời đi đâu khi chưa có vùng quy hoạch nuôi tập trung. Nhưng để di dời phải có địa điểm mới đáp ứng đủ yêu cầu xa khu dân cư, rồi phải xin giấy phép, cần thời gian xây dựng nhà… Chỉ riêng những việc này nếu nhanh lắm cũng phải hơn 1 năm mới xong. Đó là chưa nói đến khả năng của người nuôi, kinh phí cho việc xây dựng nhà yến lên đến hàng tỷ đồng.

Kinh nghiệm cho thấy, phải tổ chức lại việc sản xuất, mua bán, giết mổ, vận chuyển; nhất là quản lý và giám sát chặt đàn gia cầm, tiêm phòng đầy đủ, thường xuyên tiêu độc khử trùng môi trường, nhất là những nơi từng xuất hiện dịch bệnh để tiêu diệt mầm bệnh mới là biện pháp phòng chống tích cực virus cúm A/H5N1. TPHCM từng tiên phong trong việc làm này ngay sau khi dịch cúm gia cầm xảy ra. TPHCM cũng là địa phương quy hoạch vùng nuôi tập trung yến ở Cần Giờ và đang soạn thảo quy chế nuôi yến. Đáng tiếc, chưa thể nhân rộng cách làm này.

ĐĂNG LÃM

Tin cùng chuyên mục