85% lượng rác thải xử lý bằng cách chôn lấp

Ông Trần Việt Anh, Chủ tịch Hiệp hội Tái chế chất thải Việt Nam cho biết, mỗi ngày toàn quốc phát sinh hơn 64.000 tấn chất thải sinh hoạt, trong đó, khu vực đô thị chiếm 55%, khu vực nông thôn chiếm 45%.
85% lượng rác thải xử lý bằng cách chôn lấp

Tại buổi lễ kỷ niệm 2 năm thành lập Hiệp hội Tái chế chất thải Việt Nam, ông Trần Việt Anh, Chủ tịch Hiệp hội cho biết, mỗi ngày toàn quốc phát sinh hơn 64.000 tấn chất thải sinh hoạt, trong đó khu vực đô thị chiếm 55%, khu vực nông thôn chiếm 45%. Hiện nay, cả nước có 1.322 cơ sở xử lý chất thải sinh hoạt, gồm có 381 lò đốt rác, 37 dây chuyền chế biến phân compost và hơn 904 bãi chôn lấp. Tuy nhiên có tới 85% lượng rác thải đang được xử lý bằng cách chôn lấp, gây ra một sự lãng phí và ô nhiễm môi trường rất lớn.

Ông Trần Việt Anh, Chủ tịch Hiệp hội Tái chế chất thải Việt Nam

Ông Trần Việt Anh, Chủ tịch Hiệp hội Tái chế chất thải Việt Nam

Ngoài ra, Việt Nam cũng đang là nước nhập khẩu chất thải rắn từ nước ngoài với thành phần đa dạng, dưới dạng phế liệu nhập khẩu để đưa vào sản xuất. Nguồn chất thải nhập khẩu cũng chưa đảm bảo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường, tạo thêm gánh nặng cho công tác quản lý chất thải rắn nói chung. Với thực trạng chất thải rắn phát sinh ngày càng lớn, tính chất ngày càng phức tạp, tạo sức ép lên bộ máy quản lý môi trường.

Nhiều ý kiến cho rằng, để giải quyết thách thức, chúng ta cần đẩy mạnh các hoạt động tái chế, tái sử dụng chất thải; áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn. Đặc biệt, với sự thay đổi chính sách về Luật bảo vệ môi trường năm 2020, quy định rõ trách nhiệm của nhà sản xuất gắn liền với trách nhiệm quy định thu hồi, tái chế chất thải đã cho thấy sự quan tâm của Chính phủ đối với lĩnh vực tái chế và kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục