AI tái tạo hình ảnh hoạt động của não bộ

Các nhà khoa học từ Viện Khoa học và Công nghệ lượng tử quốc gia (QST) và các tổ chức khác của Nhật Bản phát triển thành công phương pháp tái tạo hình ảnh từ hoạt động não bộ của con người bằng cách sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh.

g10a-330.jpg
Hình ảnh ghi lại từ AI tạo sinh

Đầu tiên, nhóm nghiên cứu sử dụng máy chụp cộng hưởng từ (MRI) ghi lại hoạt động não bộ của những đối tượng chủ thể. Sau đó, sử dụng AI để tạo ra biểu đồ điểm với khoảng 6,13 triệu yếu tố như màu sắc, hình dạng và kết cấu.

Một chương trình giải mã tín hiệu thần kinh sẽ tạo ra các biểu đồ điểm mới khi tiếp nhận hoạt động não bộ mới. Tiếp theo, các đối tượng được cho xem một hình ảnh khác những hình ảnh trước đó và hoạt động não bộ của họ được đo bằng MRI. Khi nhập các bản ghi, bộ giải mã tín hiệu thần kinh tạo ra biểu đồ điểm, sau đó được một chương trình AI tổng hợp khác tái tạo hình ảnh.

Quá trình này giúp xác định hình ảnh gốc từ hình ảnh tái tạo với tỷ lệ chính xác lên đến 75,6%, tiến bộ vượt bậc so với các phương pháp trước đó chỉ đạt được độ chính xác 50,4%.

Tin cùng chuyên mục