Ảnh poster “Cánh đồng bất tận” - Tác giả ảnh bị thay tên người khác

Sau khi bộ phim “Cánh đồng bất tận” công chiếu, tạo được sự chú ý từ dư luận, gần đây nhà sản xuất phim đã gặp phải sự phản ứng khá gay gắt từ một nhà nhiếp ảnh trẻ, người được coi là tác giả của những hình ảnh trên các tấm poster quảng cáo phim “Cánh đồng bất tận”, nhưng lại không được để tên trên tác phẩm của mình, thay vào đó là tên người khác… Vụ tranh cãi khiến dư luận quan tâm vì hầu như chưa có tiền lệ tương tự trong lĩnh vực này.
Ảnh poster “Cánh đồng bất tận” - Tác giả ảnh bị thay tên người khác

Sau khi bộ phim “Cánh đồng bất tận” công chiếu, tạo được sự chú ý từ dư luận, gần đây nhà sản xuất phim đã gặp phải sự phản ứng khá gay gắt từ một nhà nhiếp ảnh trẻ, người được coi là tác giả của những hình ảnh trên các tấm poster quảng cáo phim “Cánh đồng bất tận”, nhưng lại không được để tên trên tác phẩm của mình, thay vào đó là tên người khác… Vụ tranh cãi khiến dư luận quan tâm vì hầu như chưa có tiền lệ tương tự trong lĩnh vực này.

Ảnh poster “Cánh đồng bất tận” - Tác giả ảnh bị thay tên người khác ảnh 1

Một trong những poster phim “Cánh đồng bất tận”

Đặng Minh Tùng là nhà nhiếp ảnh trẻ được Hãng phim Việt thuê ghi lại nhật ký đoàn phim “Cánh đồng bất tận” bằng hình ảnh. Sau khi bộ phim hoàn thành, công chiếu, điều gây bức xúc cho nhiếp ảnh gia này là toàn bộ hình ảnh trên các tấm poster là của anh nhưng lại đề tên nhà nhiếp ảnh Trần Huy Hoan. Trước sự việc này, khá nhiều nghệ sĩ trong giới nhiếp ảnh đã đứng về phía Minh Tùng, riêng anh cho biết nếu phía nhà sản xuất không trả lời thỏa đáng sẽ đưa sự việc ra pháp luật.

Sau khi sự việc lùm xùm khoảng 10 ngày qua, mới đây Hãng phim Việt, nhà sản xuất “Cánh đồng bất tận”, đã chính thức lên tiếng. Theo hãng phim này, căn cứ vào bản hợp đồng lao động thời vụ ký ngày 23-11-2009 giữa hãng và Đặng Minh Tùng, người chụp ảnh hiện trường cho đoàn phim được hưởng tiền thù lao, còn Hãng phim Việt sẽ là chủ sở hữu và đăng ký bản quyền toàn bộ các bức ảnh; Đặng Minh Tùng không được phép lưu giữ các hình ảnh chụp ở hiện trường, phải đảm bảo bàn giao toàn bộ hình ảnh trong thẻ nhớ, ổ đĩa cứng cho hãng phim, cũng như không được phát tán và lưu hành ra ngoài công chúng; Hãng phim Việt được toàn quyền sử dụng toàn bộ hình ảnh mà Đặng Minh Tùng thực hiện tại hiện trường phim cho bất kỳ một mục đích nào của mình (trừ mục đích vi phạm pháp luật).

Về việc ghi tên tác giả trên tác phẩm, hãng này cho biết: “Một bộ phim, nếu hoàn thành được cần có nỗ lực và công sức đóng góp của cả một tập thể với hàng trăm con người. Theo thông lệ, trong một bộ phim, danh sách đoàn làm phim sẽ được ghi trong phần “Credit” (phần cuối sau khi bộ phim kết thúc), và tên của Đặng Minh Tùng được ghi rõ với chức danh “nhiếp ảnh”.

Theo hãng này, định nghĩa và thông lệ về poster phim và ảnh hiện trường của phim tại Việt Nam và trên toàn thế giới thì poster phim chỉ có ghi tên một số những thành phần chính tham gia đoàn phim với mục đích quảng cáo. Thông lệ về poster phim trên thế giới cũng như tại Việt Nam, không đưa thông tin về người chụp ảnh, người thiết kế, cũng như không đưa hết tên tuổi của những người tham gia đóng góp xây dựng bộ phim.

Việc nhiếp ảnh gia Trần Huy Hoan được ghi tên trong poster là vì: “Tác giả này tham gia vào bộ phim không phải chỉ là một nhiếp ảnh gia thông thường chụp ảnh studio và hiện trường (trong thời gian chọn cảnh trước khi quay phim và một số ngày trong khi quay phim) mà còn giúp đạo diễn tạo hình một số nhân vật và trong những cảnh quay đặc biệt… Một chữ “nhiếp ảnh gia” cũng chưa đủ để nói những việc ông đã làm cho bộ phim, vì vậy chúng tôi trân trọng đặt tên ông lên poster phim”. 

Hãng phim Việt đưa ra bằng chứng theo Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan: “Hình ảnh tĩnh được lấy ra từ một tác phẩm điện ảnh hay tương tự như điện ảnh không được coi là tác phẩm nhiếp ảnh mà là một phần của tác phẩm điện ảnh đó”, bởi những bức ảnh này không phải là tác phẩm nhiếp ảnh chứa đựng tính sáng tạo của nhà nhiếp ảnh  tạo ra nó.

Hãng này khẳng định, sự sáng tạo của một bức ảnh hiện trường phim không phải là sự sáng tạo của riêng nhà nhiếp ảnh mà là sự sáng tạo của tập thể đoàn phim. Cụ thể hiện trường để chụp ảnh trong phim “Cánh đồng bất tận”  là do đạo diễn Nguyễn Phan Quang Bình, DOP Nguyễn Tranh và Phó đạo diễn Lý Thái Dũng lựa chọn và Hãng phim Việt ký hợp đồng thuê. Bối cảnh do họa sĩ Mã Phi Hải thiết kế và lên ý tưởng. Diễn viên cũng do Hãng phim Việt ký hợp đồng. Trang điểm và phục trang theo yêu cầu kịch bản và do các tổ phục trang và trang điểm thể hiện…

Nếu muốn ghi quyền nhân thân lên bức ảnh hiện trường phim thì phải ghi tên của cả tập thể đoàn phim chứ không phải chỉ của nhà nhiếp ảnh hiện trường. Và theo thông lệ quốc tế cũng như ở Việt Nam, các bức ảnh hiện trường phim không ghi tên nhà nhiếp ảnh mà chỉ ghi tên nguồn của đoàn phim hoặc ghi tên nhà sản xuất hoặc nhà phát hành!

HẠ CHINH


° Nhà nhiếp ảnh Đặng Minh Tùng: “Tôi hiểu quyền lợi của mình và muốn người ta trả lại những cái mà tôi xứng đáng được hưởng… Theo tôi được biết, anh Trần Huy Hoan đã chụp những bức ảnh riêng làm poster nhưng không hiểu vì sao lại chọn hình của tôi. Gần chục tấm poster đều là hình của tôi, không có bức nào do anh Hoan chụp. Anh Hoan chỉ là người thiết kế. Như vậy, dưới những tấm poster này, nhà sản xuất phải đề: Designer: Trần Huy Hoan, Nhiếp ảnh: Đặng Minh Tùng. Đằng này, họ chỉ đề: Nhiếp ảnh Trần Huy Hoan. Điều đó khiến khán giả dễ nhầm tưởng người chụp tấm hình là anh Hoan”.

° Ông Lê Xuân Thăng, Phó Chủ tịch Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam, đồng thời là Phó Chủ tịch Hội Nhiếp ảnh TPHCM: “Người nào chụp thì tác quyền của họ, dù ai mượn với bất cứ lý do gì cũng phải đề tên tác giả. “Đặng Minh Tùng là hội viên Hội Nhiếp ảnh TPHCM, nên nếu tác giả có văn bản yêu cầu, chúng tôi sẽ tìm hiểu kỹ vấn đề và sẽ bảo vệ quyền lợi hội viên, gửi kiến nghị đến các đơn vị có liên quan”.

(Theo VnExpress)

Tin cùng chuyên mục