Trước đó, nhiều khách hàng tại Australia khiếu nại với Ủy ban cạnh tranh và người tiêu dùng Australia (ACCC) về việc các sản phẩm iPhone và iPad không hoạt động được sau khi cập nhật hệ điều hành iOS, sự cố được gọi là “lỗi 53”. Theo các khách hàng này, Apple đã khẳng định với họ rằng các sản phẩm không được hưởng chế độ bảo hành nếu đã được một bên thứ 3 sửa chữa.
ACCC đã khởi kiện Apple tại Tòa án Liên bang Australia năm ngoái, cho rằng hãng đã diễn đạt sai hoặc lừa dối khách hàng về quyền lợi của họ. Ủy ban này nêu rõ theo luật của Australia về quyền lợi của người tiêu dùng, nếu một sản phẩm bị lỗi, khách hàng có quyền được hưởng chế độ bảo hành hoặc đổi sản phẩm, thậm chí có thể được hoàn tiền. Phán quyết của tòa ủng hộ khiếu kiện của ACCC, khẳng định rằng không thể từ chối chế độ bảo hành đối với khách hàng hoặc quyền của khách hàng được sửa sản phẩm chỉ vì sản phẩm đó đã được một hãng khác không phải là Apple sửa chữa.
Apple chỉ thừa nhận thông tin sai như trên đối với ít nhất 275 khách hàng ở Australia trong thời gian từ tháng 2-2015 đến tháng 2-2016 thông qua hình thức tư vấn khách hàng trực tiếp, trên trang thông tin điện tử hoặc qua điện thoại.
Từ khoá :
Các tin, bài viết khác
-
Nghiên cứu mới hỗ trợ điều trị tổn thương não ở trẻ sơ sinh
-
Tiêu dùng thực phẩm hướng đến mục tiêu xanh
-
Luật Tây Ban Nha: Tất cả quan hệ tình dục không đồng thuận là hiếp dâm
-
Hai nghệ sĩ Việt Nam bị bắt tại Tây Ban Nha vì cáo buộc hiếp dâm
-
Canada gia hạn các biện pháp phòng chống Covid-19 ở biên giới
-
Thách thức kỹ thuật số
-
Hàn Quốc tăng 5% mức lương tối thiểu
-
Iran bắt giữ tướng bị cáo buộc làm gián điệp cho Israel
-
Ấn Độ siết chặt lệnh cấm đồ nhựa sử dụng một lần
-
Đảm bảo an ninh lương thực bằng công nghệ ở Algeria