ASEAN cần bộ chỉ số chung cho chuyển đổi số báo chí

Ngày 21-9, Bộ Thông tin - Truyền thông Việt Nam tổ chức Hội thảo ASEAN về Chuyển đổi số báo chí - Kiến tạo tri thức số.
Các đồng chí lãnh đạo bấm nút chính thức khai mạc Hội thảo hợp tác phát triển công nghệ thông tin, truyền thông Việt Nam lần thứ XXIV. Ảnh: NGỌC OAI
Các đồng chí lãnh đạo bấm nút chính thức khai mạc Hội thảo hợp tác phát triển công nghệ thông tin, truyền thông Việt Nam lần thứ XXIV. Ảnh: NGỌC OAI

Tại hội thảo, thành viên các nước ASEAN đã đưa ra kinh nghiệm, cách làm hay về chuyển đổi báo chí truyền thông; chính sách để thiết lập khuôn khổ, tích hợp các công nghệ kỹ thuật số mới vào quy trình sản xuất và quản lý, chương trình giáo dục; vấn đề về vi phạm bản quyền; các thông tin hướng đến công chúng,…

Ông Nguyễn Thanh Lâm, Thứ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông Việt Nam, nhìn nhận, việc chuyển đổi số báo chí tại các nước ASEAN cần ưu tiên thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn, hợp tác với các bên liên quan để thực thi chính sách, đào tạo lực lượng lao động và huy động các nguồn lực để số hóa báo chí và truyền thông. Vì vậy, ASEAN có thể xem xét xây dựng một chỉ số chung để đo lường mức độ phát triển chuyển đổi số báo chí với một công cụ đo lường tương ứng. Đây sẽ là tiêu chí để đánh giá mức độ phát triển của các nước ASEAN trong chuyển đổi số của báo chí.

Chiều 21-9, tại TP Quy Nhơn (tỉnh Bình Định), Bộ Thông tin - Truyền thông phối hợp UBND tỉnh Bình Định, Hội Tin học Việt Nam khai mạc Hội thảo hợp tác phát triển công nghệ thông tin, truyền thông Việt Nam lần thứ XXIV, với chủ đề: Dữ liệu số và nền tảng hỗ trợ ra quyết định. Hội thảo diễn ra từ ngày 21 đến ngày 22-9, với sự tham gia của 1.000 người.

Tại hội thảo, bên cạnh việc triển lãm các sản phẩm, thành tựu của ngành công nghệ thông tin, truyền thông, nhiều doanh nghiệp giới thiệu những công trình nghiên cứu mới, sản phẩm số phục vụ cấp tỉnh và cấp quốc gia. Các đại biểu trình bày những tham luận, nghiên cứu liên quan đến chuyển đổi số quốc gia, hạ tầng thông minh cho thành phố thông minh; xây dựng nền tảng an ninh số tích hợp trí tuệ nhân tạo… Bên cạnh đó, các bên sẽ trao đổi, đưa ra những giải pháp để định hướng phát triển công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong giai đoạn tới. Theo ban tổ chức, trong năm 2022, ngành này đã có doanh thu 148 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2021. Hiện nay, ngành công nghệ thông tin ở Việt Nam đã đóng góp vào GDP cả nước là 14,4%.

Tin cùng chuyên mục