Sáng 15-10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã bắt đầu phiên họp thứ 28, với nội dung nghe và thảo luận các báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội, tái cơ cấu nền kinh tế.
Theo báo cáo của Chính phủ, năm 2018, nền kinh tế đã từng bước vượt qua khó khăn, thách thức, duy trì đà chuyển biến tích cực; hoàn thành toàn diện 12/12 chỉ tiêu Quốc hội giao. Cơ bản đồng tình nhận định của Chính phủ, song cơ quan thẩm tra đề nghị đánh giá kỹ hơn về chất lượng tăng trưởng.
Trong khi đó, thị trường tiền tệ và hoạt động ngân hàng, ổn định. Dự trữ ngoại hối tăng, việc thực hiện nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng được triển khai tích cực, góp phần quan trọng trong việc xử lý, kiểm soát và duy trì tỷ lệ nợ xấu nội bảng ở mức dưới 3%.
Cơ bản đồng tình với nhận định của Chính phủ, Ủy ban Kinh tế ghi nhận, với sự định hướng, chủ trương kịp thời của Đảng, sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, đồng bộ của Chính phủ và nỗ lực phấn đấu của cả hệ thống chính trị, tình hình kinh tế - xã hội nước ta đã có chuyển biến tích cực, đúng hướng và cơ bản thực hiện được mục tiêu tổng quát năm 2018.
Đặc biệt, việc thực hiện thành công mục tiêu kép là vừa giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, vừa thúc đẩy tăng trưởng GDP đã tạo thêm dư địa để thực hiện tốt hơn các nhiệm vụ bảo đảm an sinh xã hội, tạo việc làm, nâng cao thu nhập và đời sống của nhân dân, ổn định trật tự, an toàn xã hội trong các năm tiếp theo.
“Với phương châm hành động năm 2018 “Kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, hiệu quả”, ngay từ đầu năm, Chính phủ và các Bộ, ngành đã đề ra và tích cực triển khai các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể để thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2018”, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh nhận định.
Bên cạnh đó, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều đổi mới trong công tác chỉ đạo, điều hành, thể hiện những nỗ lực và quyết tâm lớn của Chính phủ trong việc thực hiện các mục tiêu đã đề ra.
Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt trong tập trung hoàn thiện thể chế, đổi mới chính sách, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đề nghị Chính phủ quan tâm, đánh giá kỹ hơn một số vấn đề.
Cơ quan thẩm tra cho rằng tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) dự báo đạt ở mức cao, ước đạt 6,7%. Đáng nói, diễn biến mức tăng trưởng GDP của ba quý vừa qua có sự khác biệt so với kịch bản tăng trưởng kinh tế đã dự báo đầu năm. Do đó, cần đánh giá đầy đủ tác động đến tăng GDP để có thể tiếp tục duy trì cho tăng trưởng GDP năm 2019 và năm cuối kế hoạch 5 năm 2016-2020.
Vẫn theo Ủy ban Kinh tế, chất lượng tăng trưởng kinh tế đã được cải thiện nhưng còn ở mức thấp so với yêu cầu. Hiệu quả đầu tư chưa cao, tỷ trọng vốn đầu tư toàn xã hội trên GDP chiếm 34%; hệ số ICOR vẫn còn ở mức cao.
Năng suất lao động xã hội bình quân 3 năm tăng 5,6% nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu nâng cao năng suất, chất lượng và cải thiện sức cạnh tranh của nền kinh tế. Năng suất lao động toàn nền kinh tế tuy có sự cải thiện qua các năm nhưng mức năng suất lao động vẫn còn rất thấp so với các nước trong khu vực.
Năng suất lao động tăng do sự đóng góp của việc tăng cường độ vốn, đóng góp của khoa học và công nghệ đối với cải thiện năng suất còn hạn chế. Sức cạnh tranh của nền kinh tế về tổng thể được cải thiện, nhưng một số lĩnh vực thành phần chậm chuyển biến, thậm chí suy giảm so với bình quân chung của khu vực.
Ông Vũ Hồng Thanh cũng bày tỏ lo ngại: “Động lực tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo nhưng tốc độ tăng trưởng của ngành này đang dần chững lại, đóng góp cũng mới chỉ dừng lại ở khâu gia công với giá trị gia tăng thấp trong khi vẫn tiếp tục nhập khẩu nguyên liệu đầu vào nên khó ổn định được nguồn cung lẫn cầu. Công nghiệp khai khoáng tiếp tục gặp khó khăn do đã khai thác trong một thời gian dài và ít dư địa phát triển”.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, cơ cấu lại cây trồng, vật nuôi có tiến triển, nhưng nhiều địa phương phản ánh gặp khó do quy định giữ 3,8 triệu ha đất lúa, cần được tháo gỡ.
Chất lượng và khả năng cạnh tranh của một số sản phẩm nông sản chưa cao và thị trường tiêu thụ nông sản thiếu ổn định, còn tình trạng dư thừa cục bộ một số sản phẩm nông nghiệp tiếp tục đòi hỏi phải giải cứu.
Trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, cơ quan thẩm tra cho rằng vẫn còn một số vướng mắc trong công tác phối hợp giữa các ngành, các cấp, đặc biệt là trong công tác thu giữ tài sản bảo đảm, hoạt động thi hành án dân sự, giải quyết tranh chấp tại tòa án liên quan đến xử lý nợ xấu.
Một số cơ quan thuế chưa áp dụng đúng nội dung nghị quyết 42 về thứ tự ưu tiên thanh toán khi phát mại tài sản bảo đảm để xử lý nợ xấu. Các hoạt động liên quan đến cho vay ngân hàng, các loại tiền ảo có dấu hiệu diễn biến phức tạp, cần có biện pháp quản lý.
Ba bộ và 18 tỉnh thành chưa hoặc chậm ban hành kế hoạch thực hiện tái cơ cấu Ba bộ và 18 tỉnh thành chưa hoặc chậm ban hành kế hoạch thực hiện chương trình tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020 - Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nêu rõ khi trình bày Báo cáo trước UBTVQH sáng nay. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trình bày Báo cáo trước UBTVQH Trong số các bộ ngành, có Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn chưa ban hành chương trình hành động thực hiện nghị quyết 27 của Chính phủ. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, triển khai nghị quyết số 05 của Trung ương và nghị quyết 24 của Quốc hội về tái cơ cấu nền kinh tế, Chính phủ đã ban hành nghị quyết số 27/NQ-CP ngày 21/2/2017 về chương trình hành động của Chính phủ để thực hiện hai nghị quyết nêu trên. Nghị quyết 27 giao 16 nhiệm vụ và chính sách lớn cần thực thi cho các bộ, ngành, địa phương, với 120 nhiệm vụ cụ thể nhằm đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng. Hầu hết các nhiệm vụ được giao đã được thực hiện đúng thời hạn và đạt kết quả ở các mức độ khác nhau. Có 25,8% số nhiệm vụ đã triển khai và có kết quả rõ ràng, 57,5% số nhiệm vụ đang triển khai và có kết quả bước đầu, và 16,7% số nhiệm vụ đã triển khai nhưng chưa đáp ứng thời gian. Tuy vậy, việc triển khai các nhiệm vụ cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng còn một số tồn tại, hạn chế. Đáng lưu ý là Bộ Kế hoạch và Đầu tư (cơ quan tổng hợp) đã thẳng thắn nêu đích danh các bộ, ngành, địa phương chậm hoặc chưa ban hành chương trình, kế hoạch hành động theo Nghị quyết 27. Bên cạnh Bộ Giáo dục và Đào tạo, các Bộ Ngoại giao và Bộ Y tế đến tháng 11-2017 mới ra văn bản triển khai thực hiện nghị quyết 27, muộn hơn nhiều so với các bộ, ngành khác (tháng 3). Hàng chục địa phương khác cũng đã được “điểm danh”. Chính phủ đã yêu cầu các bộ, ngành, địa phương thực hiện nghiêm túc chế độ theo dõi và báo cáo về cơ cấu lại nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng, báo cáo cho biết. |