(SGGPO).- Báo Gia Đình Việt Nam chính thức thành lập cơ quan đại diện tại ĐBSCL vào ngày 29-12-2015.
Góp phần tăng cường tuyên truyền về đường lối, chủ trương chính sách, sự phát triển kinh tế xã hội của các địa phương ở ĐBSCL; chuyển tới đồng bào cả nước và quốc tế những thông tin thời sự nóng hổi trên mọi lĩnh vực; từng hơi thở cuộc sống, sự chuyển mình mạnh mẽ cũng như những trăn trở, khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ của người dân và doanh nghiệp để phát triển ổn định, bền vững hơn…

Báo Gia Đình Việt Nam có lịch sử phát triển 20 năm; là một tờ báo trẻ, có đội ngũ làm báo năng động, sáng tạo. Hiện nay báo có 3 ấn phẩm báo in gồm: Tuần báo Gia Đình Việt Nam, ấn phẩm Đời sống và hôn nhân (mỗi tuần 2 số), ấn phẩm Mặt trời nhỏ (mỗi tháng 1 số, dành cho các bé thiếu nhi lứa tuổi từ 6-12 tuổi). Báo điện tử Gia Đình Việt Nam cũng chính thức ra đời từ năm 2011, được đầu tư mạnh mẽ cả về công nghệ, kỹ năng, chuyên môn. Ngoài trụ sở chính tại Hà Nội, báo còn có cơ quan đại diện tại TPHCM…
Nhà báo Hồ Minh Chiến - Tổng Biên tập Báo Gia Đình Việt Nam cho biết: Trong xu thế phát triển, chúng tôi nhận thấy rằng phải có trách nhiệm, đóng góp nhiều hơn bằng những hành động, việc làm, sáng kiến, đề xuất cụ thể, thiết thực hơn để miền Tây thân yêu phát triển nhanh hơn, mạnh hơn và bền vững hơn, vững tin hội nhập cùng bà bè quốc tế…
Cơ quan đại diện Báo Gia D(ình Việt Nam có địa chỉ tại số 45B Hoàng Văn Thụ, phường An Hội, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ.
Bình Đại
Các tin, bài viết khác
-
Trao bằng khen của Thủ tướng cho công dân Nguyễn Ngọc Mạnh
-
Không có áp lực khi bổ nhiệm con gái bí thư tỉnh Vĩnh Phúc làm Phó giám đốc Sở KH-ĐT
-
Đồng chí Trương Thị Mai: Xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ bảo đảm thực chất và hiệu quả
-
Mở cửa và nâng mức an toàn phòng dịch tại sân bay Vân Đồn
-
Xót thương bé gái 5 ngày tuổi bị mẹ bỏ rơi tại tiệm tạp hoá
-
Khẩn trương cấp giấy tờ cho nông sản ở vùng có dịch
-
Tiền ủng hộ của nhân dân: Cán bộ nào chi sai thì phải xử phạt nghiêm minh
-
Ngay trong tuần này, Bộ Y tế phải nhanh chóng tiêm vaccine cho các đối tượng ưu tiên
-
An cư nơi núi lở - Bài 2: “Lá bùa” cứu sinh
-
Lo ngại việc thăm dò khoáng sản cạnh di tích lịch sử