Tại hiện trường, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Thừa Thiên – Huế và Công an tỉnh này cùng các lực lượng đang triển khai các nhiệm vụ như: nắn dòng phía cánh tả từ thượng nguồn sông Rào Trăng đổ về; tập trung lực lượng, phương tiện cơ giới đào sâu các bãi bồi đến lớp đất cũ. Đồng thời, tổ chức rà soát kỹ một số vị trí đã tìm kiếm trong 3 giai đoạn trước. Tổ chức tìm kiếm tại bãi bồi cách nhà máy thủy điện 300m theo nguyện vọng của thân nhân mất tích. Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho lực lượng làm nhiệm vụ.

Ông Nguyễn Văn Phương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế cho biết, việc tìm kiếm nạn nhân đang bị mất tích ở sông Rào Trăng là nhiệm vụ chính trị quan trọng, không còn là nhiệm vụ của một tổ chức hay cá nhân nào mà là nhiệm vụ của tỉnh, của cả hệ thống chính trị, thể hiện tính nhân văn của tỉnh và đáp ứng tâm tư, nguyện vọng của thân nhân nạn nhân.
Như SGGP đã thông tin, sự cố sạt lở tại Nhà máy thủy điện Rào Trăng 3 xảy ra vào đêm 11, rạng sáng ngày 12-10-2020 đã vùi lấp toàn bộ nhà điều hành, lán trại của nhà máy thủy điện này. Vụ sạt lở là làm 17 công nhân của nhà máy bị chết và mất tích. Từ khi xảy ra sự cố sạt lở kinh hoàng này, lực lượng chức năng tỉnh Thừa Thiên – Huế đã triển khai 3 đợt tìm kiếm quy mô, đã tìm được 6 thi thể trong số 17 nạn nhân mất tích, hiện vẫn còn 11 nạn nhân chưa được tìm thấy.
Từ khoá :
Các tin, bài viết khác
-
Ươm mầm sống cho biển
-
Trong luật và ngoài luật
-
Không để người nghèo sa bẫy “tín dụng đen”
-
Lãnh đạo TPHCM thăm tân binh
-
SIPAS 2021: Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính
-
Hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động: Dự kiến 6.600 tỷ đồng nhưng mới phê duyệt được hơn 33 tỷ đồng
-
Một phụ nữ bị sét đánh tử vong khi đang làm đồng
-
Kiên Giang họp báo vụ công dân Đỗ Văn Thơ kiện Công ty 99 Núi ở Phú Quốc
-
4 ngư dân dũng cảm lao xuống biển cứu 6 thuyền viên gặp nạn
-
Mưa dông, lốc xoáy ở Thừa Thiên - Huế khiến cây cối ngã đổ, hàng chục căn nhà tốc mái