Bể lặn sâu nhất thế giới

Tổ hợp Deepspot - bể lặn sâu nhất thế giới - đã chính thức khai trương tại thủ đô Warsaw của Ba Lan.
Bể lặn sâu nhất thế giới

Đến với bể lặn này, những người yêu thích bộ môn lặn sẽ không còn phải e ngại những rủi ro có thể phát sinh trong quá trình lặn mà vẫn có thể trải nghiệm cảm giác lý thú như đang khám phá điều bí ẩn dưới lòng đại dương. Dưới bể lặn có đầy đủ những hang động nhân tạo hay tàn tích của người Maya. 

Với thiết kế xây dựng có độ sâu 45,5m, Deepspot có thể chứa 8.000m3 nước, gấp gần 20 lần so với bể bơi thông thường. Khoảng 5.000m3 bê tông đã được sử dụng để xây bể lặn này. Với thời gian xây dựng trong 2 năm và tổng vốn đầu tư 10,6 triệu USD, Deepspot vẫn có thể mở cửa dù Ba Lan thực hiện các biện pháp phòng dịch bởi đây còn là trung tâm đào tạo, huấn luyện, cung cấp các khóa học lặn. Tổ hợp còn có một khách sạn phục vụ theo nhu cầu của khách lặn ở độ sâu 5m.

Anh Jerzy Nowacki, một người mới học lặn, cho biết: “Lần đầu tiên, chúng tôi lặn xuống sâu 5m nhưng có thể quan sát mọi thứ dưới tận đáy bể, từ xác tàu tới hang động. Thật tuyệt vời”. Dù không có cá hay san hô giống như dưới đáy biển thực thụ, nhưng đây là một môi trường học tập và huấn luyện bơi lặn an toàn.

  Theo Giám đốc Quản lý Deepspot Michal Braszczynski, lực lượng cứu hỏa và quân đội cũng sử dụng bể lặn này để diễn tập và thử nghiệm các trang thiết bị theo nhiều chương trình huấn luyện khác nhau. Tuy nhiên, kỷ lục bể lặn sâu nhất thế giới của Deepspot sẽ không thể trụ lâu khi bể lặn Blue Abyss với thiết kế 50m sâu sẽ khai trương ở Anh vào năm tới.

Đọc nhiều nhất

Tòa nhà gỗ lớn nhất châu Á

Tòa nhà gỗ lớn nhất châu Á

Được đặt theo tên của nữ thần Hy Lạp, Gaia là một kiến trúc 6 tầng bằng gỗ rộng 43.500m2 trong Đại học Công nghệ Nanyang (NTU) ở Singapore (ảnh), được coi là tòa nhà gỗ lớn nhất châu Á.

Hồ sơ - tư liệu

Đồng USD giảm vị thế ở Trung Đông

Iraq vừa cấm các giao dịch bằng USD. Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) có kế hoạch bán dầu mà không sử dụng đồng USD và đang hướng tới thiết lập một loại tiền tệ hoàn toàn mới để thay thế. Những diễn biến ở Trung Đông cho thấy sự thống trị của đồng USD trong khu vực dường như đang đổi chiều.

Chính trường thế giới