Biến gió biển thành nguồn điện chính quốc gia

Chính phủ Nhật Bản vừa thông qua kế hoạch thúc đẩy điện gió biển với mục tiêu đưa nguồn năng lượng này trở thành nguồn điện chính của quốc gia này trong tương lai. 
Turbine của một nhà máy điện gió biển ở Đài Loan. Ảnh: Kyodo
Turbine của một nhà máy điện gió biển ở Đài Loan. Ảnh: Kyodo

Theo Chính phủ Nhật Bản, nguồn điện từ gió biển được đánh giá là nguồn năng lượng ổn định nhất để có thể đảm bảo đáp ứng các cam kết bảo vệ môi trường, cụ thể là mục tiêu trung hòa lượng khí thải carbon gây hiệu ứng nhà kính trước năm 2050, do Thủ tướng Suga Yoshihide đưa ra vào tháng 9 vừa qua. Trong kế hoạch lần này, Chính phủ Nhật Bản đặt mục tiêu trước năm 2030, nguồn điện từ gió biển sẽ đạt 100 triệu kW, trước năm 2040 sẽ đạt từ 300 triệu đến 400 triệu kW - tương đương với công suất của 30 nhà máy nhiệt điện quy mô lớn.

Kế hoạch mới của chính phủ sẽ góp phần thúc đẩy vai trò điện gió biển, giúp ngành công nghiệp thế hệ mới của Nhật Bản giành ưu thế trong cạnh tranh quốc tế. Với kỳ vọng này, theo báo Japan Times, chính phủ đang xúc tiến mời nộp đơn đăng ký đấu thầu, đầu tư các nhà máy điện gió ngoài khơi tại các khu vực được chỉ định, gồm các khu vực ngoài khơi bờ biển Choshi, tỉnh Chiba; bờ biển Noshiro, tỉnh Mitane; Oga và Yurihonjo, tỉnh Akita. Dự kiến, các turbine điện gió ở những khu vực này được cắm trực tiếp xuống đáy biển thay cho hình thức đặt trên bờ biển như trước đây. Đây cũng là lần đầu tiên dạng turbine điện gió này được xây dựng tại Nhật Bản. Để thu hút các nhà đầu tư, Chính phủ Nhật Bản đang có kế hoạch trao quyền sử dụng độc quyền khu vực khai thác gió biển lên đến 30 năm.

Tin cùng chuyên mục