Bố trí 2ha tầng hầm làm bến xe buýt tại Công viên 23-9

Ngày 4-12, Sở GTVT TPHCM cho biết, dự kiến diện tích mặt bằng dành cho bến xe buýt tại khu vực Công viên 23-9, quận 1 là 2ha, bố trí tại tầng hầm (-1) thuộc khu B công viên (chưa bao gồm diện tích xây dựng lối lên xuống riêng biệt để đảm bảo an toàn, thuận lợi cho xe buýt hoạt động khoảng 2.400m2). 

Riêng về diện tích dành cho bến xe buýt tại khu vực ngầm dưới đường Hàm Nghi, dự trù là 14.145m2 (chưa bao gồm diện tích xây dựng lối lên xuống tầng hầm). Sau khi mạng lưới các loại hình vận tải hành khách công cộng được hình thành (xe buýt, metro, BRT...) và hoàn chỉnh đồng bộ, Sở GTVT sẽ phối hợp Sở QH-KT rà soát lại diện tích mặt bằng tại các bến xe buýt và đề xuất chuyển đổi công năng một phần diện tích khi không có nhu cầu khai thác (nếu có).

Theo Sở GTVT, quy hoạch này dựa trên nghiên cứu, tính toán nhu cầu đậu dừng xe buýt hiện tại và tương lai (đến năm 2030) và hệ thống vận tải hành khách khối lượng lớn theo quy hoạch của thành phố (các tuyến metro số 1, 2, 3A và 4).

Hiện nay, Trạm trung chuyển xe buýt trên đường Hàm Nghi đang tổ chức trung chuyển cho 31 tuyến xe buýt. Theo đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/2000 (quy hoạch phân khu) khu trung tâm hiện hữu TP (930ha), trong đó bến xe buýt được bố trí tại khu vực ngầm dưới đường Hàm Nghi (từ đường Phó Đức Chính đến đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa), với quy mô 1,05ha, phục vụ kết nối các nhà ga metro và tuyến BRT (tuyến buýt nhanh). 

Trong tương lai, trạm trung chuyển xe buýt trên đường Hàm Nghi tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong việc đảm nhận chức năng trung chuyển kết nối với hệ thống các nhà ga tuyến metro số 1, 2, 3A và 4, thêm vào đó tuyến BRT sẽ được bố trí trên đường Hàm Nghi để tăng kết nối giữa các loại hình vận tải.

Dự kiến đến năm 2030, ngoài 31 tuyến xe buýt hiện hữu, tại trạm trung chuyển này sẽ bố trí thêm 14 tuyến xe buýt, nâng tổng số xe buýt lưu thông qua trạm trung chuyển là 45 tuyến.

Tin cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Mưa lớn gây ngập trên đường Nguyễn Văn Khối (quận Gò Vấp, TPHCM). Ảnh: HOÀNG HÙNG

Đa dạng hóa nguồn kinh phí chống ngập

Chỉ vài cơn mưa đầu mùa chưa lớn lắm, nhưng đã khiến nhiều khu vực ở TPHCM ngập nặng. Tình trạng đô thị hóa quá nhanh, trong khi các giải pháp, công trình thoát nước lại chậm do thiếu kinh phí; công tác quản lý đô thị chưa chặt chẽ… khiến cho tình trạng ngập ở thành phố khó giải quyết dứt điểm.

Bút Sài Gòn

Chân đế vững

- Báo đăng thấy Vờ ép ép có giám đốc kỹ thuật mới. Dân tình phần đông không biết chức danh này làm những việc gì. Và câu hỏi có tính hoài nghi là liệu người đảm nhiệm chức vụ ấy có thực chất, hay chỉ ngồi cho đủ tụ?

Sự kiện & Bình luận

Yên tâm công bố hết dịch Covid-19

Từ giữa năm 2022, tôi đã phát biểu trên diễn đàn Quốc hội đề nghị nên xét để công bố hết đại dịch Covid-19, chuẩn bị thích ứng với thời kỳ hậu đại dịch. Việc này có ý nghĩa rất quan trọng để đất nước chuyển trạng thái, dồn nguồn lực phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội.