Hội nghị IPU tại Việt Nam

Cần hàng ngàn tỷ USD cho các chương trình phát triển bền vững

Ngày 13-5, Hội nghị chuyên đề IPU (Liên minh Nghị viện Thế giới) khu vực châu Á – Thái Bình Dương về “Ứng phó với Biến đổi khí hậu – Hành động của các nhà lập pháp nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững” tiếp tục diễn ra tại TPHCM. 

Chương trình tập trung bàn cách huy động các nguồn lực để thực hiện các chương trình phát triền bền vững ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Đặc biệt, các đại biểu dự hội nghị ước tính, mỗi năm cần huy động hàng ngàn tỷ USD cho các chương trình phát triển bền vững.

Tham dự hội nghị có các đồng chí: Ủy viên Bộ chính trị, Phó Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Tòng Thị Phóng; Tổng thư ký Quốc hội Việt Nam Nguyễn Hạnh Phúc, cùng Tổng thư ký IPU Martin Chungong, lãnh đạo các ủy ban Quốc hội, một số bộ ngành Việt Nam, đại biểu đại diện các vùng bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu (BĐKH), đại diện một số tổ chức quốc tế, Đại sứ quán một số nước tại Việt Nam tham dự…
Cần hàng ngàn tỷ USD cho các chương trình phát triển bền vững ảnh 1 Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng trao đổi với các đại biểu dự hội nghị IPU. Ảnh: CAO THĂNG
Phiên nghị sự cuối cùng này tập trung nhấn mạnh vào các nguồn hỗ trợ và xóa nợ đã từng là những yếu tố quan trọng đối với các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ. Ngày nay, các nguồn lực khác từ khu vực công và tư đều được công nhận rộng rãi, là yếu tố cần thiết để thực hiện các chương trình phát triển bền vững. Phiên họp sẽ cùng các nghị viện, các đối tác xem xét, bàn về việc làm thế nào để phát triển, đảm bảo đủ nguồn lực tài chính và phi tài chính nhằm thực hiện chiến lược bền vững quốc gia và khu vực; đồng thời nhấn mạnh các cam kết then chốt trong quá trình hợp.
Thông tin từ đại diện Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết, có 3 yếu tố chính, gồm: Huy động tăng nguồn lực quốc gia; Nguồn lực toàn cầu: cung cấp nguồn viện trợ hiệu quả; Nguồn lực tư nhân.

Trong số này, huy động nguồn lực tư nhân là quan trọng nhất. Ước tính, thế giới cần khoảng 3.700 tỷ USD cho các chương trình phát triền bền vững, nhưng số tiền huy động được chỉ khoảng 2.700 tỷ USD huy động được mỗi năm. Vậy là chúng ta còn thiếu trên dưới 1.000 tỷ USD cho mục tiêu.

Riêng tại Việt Nam, WB đang tập trung hỗ trợ 4 trụ cột chính: huy động sự tham gia đóng góp tài chính khu vực tư nhân và sử dụng hiệu quả nguồn lực công; hỗ trợ giáo dục, nâng cao nhận thức của người dân; đảm bảo sự bền vững và tự cường vào môi trường, đảm bảo Việt Nam có thể chống lại cơn sốc môi trường phía ngoài.

Trên thực tế, Việt Nam đang phải đối mặt với 3 vấn đề về nước gồm: lũ lụt, hạn hán và ô nhiễm nguồn nước. Đây là vấn đề an ninh nguồn nước cần có sự hỗ trợ bền vững về nước; trụ cột cuối cùng hỗ trợ tăng cường và cải thiện khả năng quản trị. Đây là những vấn đề WB sẽ thực hiện trong những năm tới tại Việt Nam.

Cần hàng ngàn tỷ USD cho các chương trình phát triển bền vững ảnh 2 Chủ tọa trả lời các câu hỏi của đại biểu dự hội nghị IPU. Ảnh: CAO THĂNG 

Chia sẻ thêm về chính sách hỗ trợ của Thụy Điển, ông Pereric Hogberg, Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam, cho biết, kinh nghiệm của Thuỵ Điển cho thấy, thập niên 80, rất nhiều người Thuỵ Điển đã bỏ lại đất nước và di cư qua Mỹ. Số đông người bị bỏ lại là những người không có khả năng lựa chọn chất lượng cuộc sống tốt hơn. Điều này cho thấy, vai trò của Nghị viện rất lớn. Năm 2003 Thuỵ Điển đã đưa ra chính sách hành đông nhất quán và xuyên suốt. Các cơ quan chức năng liên quan phải thực hiện chương trình. Tất cả chínhh sách phải được xây dựng dựa trên góc nhìn chất lượng cuộc sống của người nghèo. Quan trọng hơn, những chính sách đưa ra phải được đại đồng người dân hiểu và đồng thuận thực hiện.

Bên cạnh đó, Chính phủ phải có trách nhiệm giải trình tiến trình thực hiện. Nguồn lực phải được đảm bảo huy động đủ ở cấp quốc gia. Về cấp quốc tế, WB đóng vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy SDGs. Thuỵ Điển cũng là một trong 6 nước đóng nhiều đóng góp tài chính cho mục tiêu phát triển bền vững. Cụ thể, những năm 70, Thuỵ điển đứng thứ 2, những năm 80 Thụy Điển đứng thứ nhất và những năm 90 đứng vị trí thứ 4 về hỗ trợ phát triển bền vững cho Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục