Các ca cấy ghép này được thực hiện trong giai đoạn từ tháng 7-2019 đến tháng 12-2020. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc cấy ghép tế bào giác mạc có nguồn gốc từ iPS là an toàn và hiệu quả đối với các bệnh nhân bị khiếm khuyết ở tế bào gốc biểu mô giác mạc. Căn bệnh này khiến giác mạc của người bệnh bị đục, có thể khiến họ bị mù. Trong nghiên cứu lâm sàng, các nhà khoa học đã tạo ra các tấm tế bào giác mạc có nguồn gốc từ tế bào iPS của người khác. Sau đó, họ cấy ghép các tấm tế bào giác mạc (ảnh), với đường kính 3,5cm và dày 0,03-0,05mm, cho 4 bệnh nhân trên.
Tế bào iPS được Giáo sư Shinya Yamanaka của Đại học Kyoto phát triển và thành tựu này đã giúp giáo sư Yamanaka giành giải Nobel Y học năm 2012. Tại cuộc họp báo công bố sự kiện này, nhóm nghiên cứu cho biết không ai trong số các bệnh nhân này gặp phải tình trạng đào thải hoặc tạo khối u trong các tế bào được cấy ghép. Đáng chú ý, thị lực của 3 trong số 4 bệnh nhân đó được cải thiện, trong đó có một người cải thiện từ 0,15 lên 0,7. Theo Japan Times, nếu phương pháp điều trị này được ứng dụng vào thực tế, nó sẽ giúp giải quyết các vấn đề như đào thải sau cấy ghép cũng như tình trạng thiếu người hiến giác mạc.
Từ khoá :
Các tin, bài viết khác
-
Hội nghị robot thế giới 2022
-
Ngành du lịch chữa bệnh của Ấn Độ phục hồi
-
Đức điều chỉnh thuế thu nhập để ứng phó với lạm phát
-
Doanh thu xuất khẩu cà phê của Brazil đạt 5,2 tỷ USD
-
Tác động của thực phẩm đối với môi trường
-
Hình xăm cảnh báo sức khỏe
-
Nhóm protein giúp điều trị bệnh truyền nhiễm
-
Cuba dự kiến đón 5 triệu khách du lịch trong năm 2023
-
Hàn Quốc cấp thị thực thực tập công nghệ cao cho sinh viên nước ngoài
-
Pháp nới lỏng quy định canh tác