Chủ tịch HĐND TPHCM Nguyễn Thị Lệ: Đánh giá toàn diện và tìm ra hướng đi mới để phục hồi, phát triển TPHCM

Theo Chủ tịch HĐND TPHCM Nguyễn Thị Lệ, đây là kỳ họp rất quan trọng của HĐND TPHCM để đánh giá một cách sâu sắc, toàn diện những nỗ lực, cố gắng của thành phố trong thời gian qua; đồng thời, tìm ra hướng đi mới phù hợp, nhất là trong giai đoạn TPHCM tập trung phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội.

Ngày 7-12, HĐND TPHCM khóa X khai mạc kỳ họp thứ 4 dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Thị Lệ, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TPHCM.

Tham dự kỳ họp có các đồng chí: Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM; Nguyễn Thiện Nhân, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy TPHCM, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) TPHCM khóa XIV, ĐBQH khóa XV; Phan Văn Mãi, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch UBND TPHCM, Trưởng Đoàn ĐBQH TPHCM khóa XV; Nguyễn Hồ Hải, Phó Bí thư Thành ủy TPHCM.

Chủ tịch HĐND TPHCM Nguyễn Thị Lệ: Đánh giá toàn diện và tìm ra hướng đi mới để phục hồi, phát triển TPHCM ảnh 1 Khai mạc kỳ họp thứ 4 HĐND TPHCM khóa X. Ảnh: VIỆT DŨNG
Đây là kỳ họp thường kỳ cuối năm, tập trung xem xét, thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội, các tờ trình của UBND TPHM, cùng nhiều vấn đề quan trọng.

Sẽ chất vấn Chủ tịch UBND TPHCM

Phát biểu khai mạc kỳ họp, Chủ tịch HĐND TPHCM Nguyễn Thị Lệ bày tỏ, năm 2021, đại dịch Covid-19 bùng phát lần thứ tư đã tác động tiêu cực đến nhiều lĩnh vực, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất kinh doanh, sinh kế và đời sống của người dân trong cả nước, đặc biệt là tại TPHCM.

Qua gần 2 tháng thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ, TPHCM cơ bản được kiểm soát được dịch bệnh, tình hình kinh tế - xã hội bắt đầu khởi sắc trở lại với nhiều điểm sáng. Chính vì vậy, đây là kỳ họp rất quan trọng của HĐND TPHCM để đánh giá một cách sâu sắc, toàn diện những nỗ lực, cố gắng của thành phố trong thời gian qua. Đồng thời, tìm ra hướng đi mới phù hợp, nhất là trong giai đoạn TPHCM tích cực hoàn thành việc xây dựng kế hoạch tổng thể phòng chống dịch Covid-19 trong thời gian tới và tập trung phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội.

Chủ tịch HĐND TPHCM Nguyễn Thị Lệ: Đánh giá toàn diện và tìm ra hướng đi mới để phục hồi, phát triển TPHCM ảnh 2 Chủ tịch HĐND TPHCM Nguyễn Thị Lệ phát biểu khai mạc kỳ họp. Ảnh: VIỆT DŨNG
Chủ tịch HĐND TPHCM Nguyễn Thị Lệ nhấn mạnh, trách nhiệm quan trọng của các đại biểu là thảo luận và thông qua các quyết sách quan trọng, hình thành chính sách để củng cố, nâng cao năng lực tuyến y tế cơ sở; chính sách về giáo dục - đào tạo; chính sách về định mức phân bổ dự toán, phân cấp nguồn thu và các giải pháp nhiệm vụ trọng tâm nhằm ổn định xã hội; khuyến khích đầu tư để phục hồi, phát triển kinh tế TPHCM sau đại dịch và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

Chủ tịch HĐND TPHCM Nguyễn Thị Lệ đánh giá, 5 năm qua, kinh tế TPHCM tăng trưởng khá, chất lượng tăng trưởng kinh tế được cải thiện, cơ bản dựa trên nền tảng đổi mới sáng tạo, khoa học - công nghệ, tiếp tục giữ vững vị trí là đầu tàu cả nước. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) giai đoạn 2016-2020 tăng bình quân 6,41%, tỷ trọng kinh tế thành phố đóng góp trên 22,2%.

Chủ tịch HĐND TPHCM Nguyễn Thị Lệ: Đánh giá toàn diện và tìm ra hướng đi mới để phục hồi, phát triển TPHCM ảnh 3 Chủ tịch HĐND TPHCM Nguyễn Thị Lệ trao đổi cùng các vị đại biểu HĐND TPHCM. Ảnh: VIỆT DŨNG 
Tuy nhiên, do chịu ảnh hưởng nặng nề bởi làn sóng dịch Covid-19 lần thứ tư, GRDP năm 2021 trên địa bàn TPHCM ước giảm 6,78% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 1,39%) và không đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra (kế hoạch năm 2021 là 6%). Có thể thấy trong 6 tháng đầu năm 2021, tốc độ tăng trưởng GRDP của TPHCM tăng 5,66% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, đến quý 3 là thời gian thành phố thực hiện triệt để giãn cách xã hội, tốc độ tăng trưởng giảm đến 24,39% so với cùng kỳ. Bắt đầu từ quý 4, khi TPHCM dần mở cửa trở lại nền kinh tế, các hoạt động kinh tế - xã hội từng bước trở lại với nhịp độ bình thường, nhưng theo dự báo thì khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản; khu vực công nghiệp và xây dựng; khu vực dịch vụ… sẽ tiếp tục giảm.
Chủ tịch HĐND TPHCM Nguyễn Thị Lệ: Đánh giá toàn diện và tìm ra hướng đi mới để phục hồi, phát triển TPHCM ảnh 4 Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi trao đổi cùng các vị đại biểu. Ảnh: VIỆT DŨNG
“Chính vì vậy, chương trình kỳ họp HĐND TPHCM lần này sẽ nghe, thảo luận, xem xét cho ý kiến để quyết nghị một số nội dung quan trọng”, đồng chí Nguyễn Thị Lệ nhấn mạnh.

Cụ thể, tập trung đánh giá khách quan, toàn diện về tình hình kinh tế - văn hóa - xã hội năm 2021, nhiệm vụ, giải pháp năm 2022; công tác quyết toán ngân sách thành phố năm 2020, ước thực hiện thu chi ngân sách năm 2021 và dự toán phân bổ ngân sách năm 2022.

Chủ tịch HĐND TPHCM Nguyễn Thị Lệ lưu ý, những khó khăn, hạn chế nêu trong các báo cáo là những vấn đề cần được các vị đại biểu thảo luận, đánh giá thật kỹ; làm rõ nguyên nhân, nhất là nguyên nhân chủ quan của các cấp, các ngành, địa phương và đề xuất những giải pháp phù hợp.

Đồng thời, tập trung thảo luận, xem xét thông qua nghị quyết phát triển liên quan đến các lĩnh vực kinh tế, đô thị, văn hóa - xã hội 5 năm 2021 – 2025; Kế hoạch đầu tư công năm 2022; Về ban hành học phí đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập năm học 2021-2022 trên địa bàn TPHCM; Về chính sách phát triển giáo dục mầm non ở địa bàn có khu công nghiệp tại TPHCM; Về quy chế quản lý kiến trúc đô thị TPHCM…

“Những nghị quyết được thông qua tại kỳ họp lần này đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 và phục hồi kinh tế - xã hội 5 năm tới, tác động trực tiếp đến đời sống của người dân TPHCM”, Chủ tịch HĐND TPHCM Nguyễn Thị Lệ đánh giá.

Vì vậy, đồng chí Nguyễn Thị Lệ yêu cầu các đại biểu tập trung nghiên cứu, thảo luận kỹ để có những ý kiến đóng góp đúng, chất lượng cho từng nội dung, nhằm giúp cho HĐND TPHCM có cơ sở thông qua những nghị quyết bảo đảm chất lượng, khả thi và sát với tình hình thực tế của địa phương, góp phần đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của TPHCM trong tình hình mới.

Tại kỳ họp, HĐND TPHCM sẽ nghe báo cáo kết quả giám sát chuyên đề: Hiệu quả quản lý nhà nước trong công tác lập, tổ chức thực hiện và quản lý quy hoạch trên địa bàn TPHCM. Thông qua Quy định về chế độ, chính sách và các điều kiện bảo đảm hoạt động của đại biểu HĐND các cấp trên địa bàn TPHCM...

Chủ tịch HĐND TPHCM Nguyễn Thị Lệ: Đánh giá toàn diện và tìm ra hướng đi mới để phục hồi, phát triển TPHCM ảnh 5 Bí thư Thành uỷ TPHCM Nguyễn Văn Nên trao bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho các tập thể và cá nhân. Ảnh: VIỆT DŨNG
Kỳ họp này cũng sẽ tiến hành giám sát trực tiếp qua việc chất vấn theo quy định về các vấn đề kinh tế - xã hội đối với Chủ tịch UBND TPHCM, các sở ban ngành liên quan nhằm tiếp tục thúc đẩy việc thực thi nhiệm vụ của các cơ quan công quyền.

Năm 2021 là năm tổ chức cuộc bầu cử ĐBQH khóa XV và bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026. Kết quả cử tri đi bầu đạt tỷ lệ 99,39%. Tại kỳ họp lần này, cũng sẽ tiến hành trao khen thưởng của Thủ tướng Chính phủ đối với các tập thể, cá nhân đạt thành tích xuất sắc trong cuộc bầu cử ĐBQH khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.

TPHCM tự tin mở cửa, từng bước khôi phục kinh tế - xã hội

Tại kỳ họp, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Lê Hòa Bình báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội của TPHCM năm 2021; nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm 2022. Trong đó, đồng chí Lê Hòa Bình đã báo cáo công tác phòng chống dịch Covid-19 và một số bài học kinh nghiệm.

Chủ tịch HĐND TPHCM Nguyễn Thị Lệ: Đánh giá toàn diện và tìm ra hướng đi mới để phục hồi, phát triển TPHCM ảnh 6 Phó Chủ tịch UBND TPHCM Lê Hòa Bình báo cáo tại kỳ họp. Ảnh: VIỆT DŨNG
Đến nay, tỷ lệ tiêm vaccine mũi 1 cho người từ 18 tuổi trở lên đạt gần 100%, mũi 2 đạt trên 85% và TPHCM đang tiến hành tiêm vaccine cho trẻ từ 12 tuổi đến 17 tuổi.

Nhờ triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp, tình hình dịch Covid-19 tại TPHCM đã cơ bản kiểm soát từ cuối tháng 9. TPHCM từng bước phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội theo phương châm “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”.

Phó Chủ tịch UBND TPHCM Lê Hòa Bình cũng báo cáo về kết quả thực hiện chủ đề năm 2021 “Năm xây dựng chính quyền đô thị và cải thiện môi trường đầu tư”. Đánh giá về tình hình kinh tế - xã hội của TPHCM năm 2021, đồng chí Lê Hòa Bình cho biết, năm 2021 là năm đầu tiên TPHCM triển khai mô hình tổ chức chính quyền đô thị. Tuy nhiên, do tác động nghiêm trọng của đợt dịch Covid-19 lần thứ tư, GRDP năm 2021 trên địa bàn TPHCM ước giảm 6,78% so với cùng kỳ và không đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Trong điều kiện dịch bệnh, một số ngành vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng khá. Đặc biệt, tổng thu ngân sách nhà nước đạt 370.483 tỷ đồng, đạt 101,3% dự toán năm 2021.

Về nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm 2022, đồng chí Lê Hòa Bình nhấn mạnh, một lợi thế đồng thời là điều kiện then chốt để TPHCM tự tin thực hiện mở cửa, từng bước khôi phục kinh tế trong năm 2022 là tỷ lệ người dân đã tiêm vaccine cao.

TPHCM dự kiến chủ đề và đề ra mục tiêu tổng quát năm 2022 là “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”. Đồng thời tiếp tục nâng cao chất lượng xây dựng chính quyền đô thị, cải thiện môi trường đầu tư, đồng hành cùng doanh nghiệp. Ổn định và phát triển kinh tế, nâng cao tính tự chủ, khả năng chống chịu, thích ứng của kinh tế; hỗ trợ hiệu quả doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh.

Bên cạnh đó, TPHCM đẩy nhanh tiến độ xây dựng, phấn đấu hoàn thành và đưa vào sử dụng các dự án kết cấu hạ tầng quan trọng của thành phố. Giải quyết việc làm đi đôi với chú trọng đào tạo nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực gắn với phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Tăng cường thương mại điện tử, chuyển đổi số, phát triển mạnh mẽ kinh tế số, xây dựng thành phố thông minh.

Phó Chủ tịch UBND TPHCM Lê Hòa Bình cho biết, TPHCM đề ra 19 chỉ tiêu, trong đó, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa trên địa bàn thành phố (GRDP) đạt 6% - 6,5%; tạo việc làm mới cho 140.000 lao động, tỷ lệ thất nghiệp đô thị dưới 4%; tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo nghề có chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận đạt 86,05%...

Để hoàn thành tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Lê Hòa Bình nhấn mạnh, UBND TPHCM đề ra một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thực hiện trong năm 2022. Trong đó các nhiệm vụ, giải pháp mà TPHCM triển khai thực hiện là “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”; hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh; triển khai các chương trình phát triển kinh tế ở các lĩnh vực dịch vụ, công nghiệp, nông nghiệp; nâng cao chất lượng xây dựng chính quyền đô thị; cải thiện môi trường đầu tư, đồng hành cùng doanh nghiệp…

Tại kỳ họp, Phó Chủ tịch UBND TPHCM đã trình bày tờ trình về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025. Theo đó, TPHCM đề ra Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế trên địa bàn thành phố gồm 2 giai đoạn:

Giai đoạn 1 từ nay đến hết năm 2022: Khắc phục các hệ lụy, khôi phục những đứt gãy chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng; hỗ trợ những doanh nghiệp tạm ngưng hoạt động tái gia nhập thị trường, phục hồi sản xuất, kinh doanh; tạo việc làm, chăm lo an sinh xã hội và các hoạt động văn hóa - xã hội trên cơ sở thích ứng an toàn, kiểm soát có hiệu quả dịch Covid-19.

Giai đoạn 2 từ năm 2023 đến năm 2025: Tiếp tục kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh Covid-19; giải quyết các điểm nghẽn đối với sự phát triển nhanh và bền vững của thành phố. TPHCM tập trung mọi nguồn lực để phát huy các thế mạnh của thành phố: Trung tâm kinh tế, tài chính; Trung tâm thương mại - mua sắm; Trung tâm dịch vụ Logistics; Trung tâm du lịch; Trung tâm đổi mới sáng tạo, khoa học và công nghệ; Trung tâm dịch vụ chất lượng cao về y tế, giáo dục; Trung tâm văn hóa của cả nước và khu vực Đông Nam Á.

Tin cùng chuyên mục