Chưa có giải pháp phát hiện các trạm thu phát sóng di động giả mạo

Ngày 25-5, tại TPHCM, Hiệp hội An toàn Thông tin Việt Nam - Chi hội phía Nam (VNISA phía Nam) đã tổ chức hội thảo chuyên đề “Cảnh báo rủi ro và phòng chống lừa đảo qua mạng”.
Các chuyên gia an ninh mạng đang trao đổi thông tin tại hội thảo "Cảnh báo rủi ro và phòng, chống lừa đảo qua mạng". Ảnh: Báo Tin tức
Các chuyên gia an ninh mạng đang trao đổi thông tin tại hội thảo "Cảnh báo rủi ro và phòng, chống lừa đảo qua mạng". Ảnh: Báo Tin tức

Ông Lê Phạm Thiên Hồng Ân, chuyên gia nghiên cứu bảo mật IoT - Trung tâm An toàn thông tin - VNPT, cho biết, hacker đã lợi dụng các điểm yếu tồn tại trong hạ tầng mạng viễn thông để thực hiện các hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản người sử dụng. Trong đó, phương thức xuất hiện nhiều trong thời gian gần đây là giả mạo các trạm BTS (thu phát sóng di động) gửi tin nhắn brandname đến người dùng di động để lừa đảo. Trong 3 tháng đầu năm 2023, Cục An toàn thông tin (Bộ TT-TT) đã phát hiện hơn 3.200 trang web lừa đảo người dùng Việt Nam.

Với hiện tượng lừa đảo từ trạm phát sóng BTS giả mạo, đại diện Cục Viễn thông (Bộ TT-TT) cho biết, hiện vẫn chưa có giải pháp phát hiện mà chỉ kết hợp cùng cơ quan công an để xác minh vụ việc. Cục sẽ đề nghị các nhà mạng và cơ quan chức năng tăng cường chủ động giám sát hoạt động này.

Tin cùng chuyên mục