Thông tin từ Bộ Giao thông Vận tải, tính đến thời điểm này, hệ thống đường cao tốc Việt Nam đã hoàn thiện, đưa vào khai thác 1.046 km, đang thi công hơn 900km, đạt trên 90% so với quy hoạch.
Trong các dự án theo quy hoạch chưa thực hiện có cao tốc Bắc - Nam phía Đông, cao tốc phía Tây đường Hồ Chí Minh, cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, cao tốc kết nối đến cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn), các tuyến đường vành đai của Hà Nội và TPHCM.
Đánh giá hiện trạng thực hiện quy hoạch vừa qua, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho rằng, mục tiêu đến năm 2020 có 2.500 km đường cao tốc chưa đạt được là do việc triển khai kế hoạch đầu tư công còn chậm, có nguyên nhân chính từ chậm giải phóng mặt bằng.
Trên cơ sở thực tiễn, ngành giao thông đặt mục tiêu đến năm 2030 tập trung xây dựng các tuyến cao tốc liên kết vùng, kết nối với cảng biển, các trung tâm sân bay lớn, phấn đấu đến năm 2030 có 5.000 km đường cao tốc và đến năm 2050 có hơn 9.000 km đường cao tốc.
Để đẩy nhanh tiến độ, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể cho rằng cần có cơ chế đột phá phát triển hạ tầng đường cao tốc thời gian tới, đột phá về cách thức triển khai, lựa chọn danh mục đầu tư, trình Chính phủ cho phép giải phóng mặt bằng sạch toàn bộ trước, sau đó lập dự án đầu tư toàn bộ 5.000 km đường cao tốc...
Các tin, bài viết khác
-
TPHCM kiến nghị gỡ khó trong quản lý, khai thác nhà, đất
-
Bay nội địa dịp cao điểm hè 2022 tăng 10% so với trước đại dịch Covid-19
-
Nghiên cứu phát triển đô thị quanh sân bay Tân Sơn Nhất
-
Cục CSGT: Đề nghị miễn kiểm định lần đầu với xe ô tô mới
-
9 dự án giao thông chậm tiến độ giải ngân
-
Thị trường hàng không quốc tế phục hồi chậm
-
TPHCM: Các trạm thu phí hoàn chỉnh thu tự động
-
Cần Thơ: Cầu Trần Hoàng Na chậm tiến độ thực hiện 1 năm
-
Đề nghị điều chỉnh lùi kế hoạch khởi công dự án xây dựng đường cất hạ cánh, đường lăn sân bay Côn Đảo
-
Hà Tĩnh: Tuyến huyện lộ 6 lên biên giới xuống cấp nghiêm trọng