Chuyện về “doanh nhân khiếm thính”

Một quầy bán bánh mì kẹp thịt bên đường ở Bangi, thị trấn cách thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia, khoảng 30km về phía Nam, có một tấm biển đơn giản ghi “kami usahawan OKU” (chúng tôi là doanh nhân khuyết tật) để khách hàng biết cách giao tiếp.
Chuyện về “doanh nhân khiếm thính”

 Một cuốn sổ nằm mở trên bàn để khách hàng viết đơn đặt hàng, đắt khách đến nỗi cứ sau vài tuần phải thay cuốn sổ mới. 

Gian hàng đặc biệt này tên Aris Burger, của anh Farid Zainuddin, 31 tuổi và Idzham Azahar, 20 tuổi. Cả hai đều bị khiếm thính nhưng không đầu hàng số phận. Xuất thân từ khu Klang ở bang Selangor, hồi tháng 11-2019, họ biết đến chương trình dành cho doanh nhân do Tập đoàn Arisprop Holdings điều hành. Bất chấp những thách thức về thể chất, Farid và Idzham đã tiếp cận Arisprop và yêu cầu tìm việc chứ không phải hỗ trợ tài chính hay thứ gì khác. Vì vậy, tập đoàn đã giúp họ thiết lập gian hàng ngày 3-12. Trong thời gian đầu, hai thanh niên này được hỗ trợ mức lương nhỏ cũng như được cung cấp chỗ ở và một chiếc xe máy để đi lại. Họ đã làm việc chăm chỉ và công việc ngày càng phát đạt. Với ngôn ngữ ký hiệu đơn giản, văn bản trên ứng dụng WhatsApp và các từ được viết sẵn, cả hai đã cố gắng truyền đạt với phóng viên truyền hình Singapore CNA những thách thức mà họ gặp phải khi điều hành một doanh nghiệp. 

Các quầy bán bánh mì kẹp thịt đường phố ở Malaysia thường được biết đến với những chiếc bánh mì kẹp thịt dày và hầu như không có rau. Thực đơn phổ biến bao gồm burger gà thả vườn, burger thịt cừu, burger thịt gà và thịt bò thông thường. Tuy nhiên, bánh mì kẹp thịt của hai bạn trẻ nói trên có sự khác biệt với các loại rau phong phú, lượng nước sốt và gia vị hạn chế. 

Tin cùng chuyên mục