Kế hoạch này cho thấy năng lực phục vụ của ngành ĐSVN vẫn chưa thể đáp ứng nhu cầu vận tải tăng cao đột biến vào giai đoạn cao điểm, đồng thời, giá vé của ngành ĐSVN vẫn đang ở mức cao, trong khi chất lượng dịch vụ vẫn còn rất yếu kém. Phóng viên Báo SGGP đã có cuộc trao đổi với ông Vũ Anh Minh, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng Công ty ĐSVN, xung quanh vấn đề này.
PHÓNG VIÊN: Chất lượng dịch vụ kém là một trong những lý do chính khiến người dân quay lưng với loại hình vận tải vốn rất thân thiện này, ngành ĐSVN sẽ khắc phục vấn đề này như thế nào, thưa ông?
Ông VŨ ANH MINH: Ngành ĐSVN đã thực hiện nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng dịch vụ, tuy nhiên chúng tôi chưa đạt được mục tiêu đề ra vì chất lượng tàu thấp. Hiện chúng tôi đang có hơn 900 toa tàu có tuổi thọ từ 14 - 30 năm, dù có nỗ lực cải thiện cũng không thể sạch đẹp như những toa mới được. Để giải quyết triệt để thì phải đóng tàu mới. Hiện nay, phải đóng thế nào cho người ta muốn ngồi chứ không phải đóng được bao nhiêu ghế như trước đây.
Từ đầu năm đến nay ĐSVN đã đóng được 2 đoàn tàu mới, đang chạy tuyến Sài Gòn - Nha Trang, từ giờ đến cuối năm sẽ đóng xong 4 đoàn nữa, dự kiến chạy tuyến Hà Nội - Vinh. Theo kế hoạch, năm 2018 ĐSVN sẽ đóng khoảng 10 đoàn mới, đến 2021 sẽ cơ bản thay hết các đoàn tàu cũ, trong đó 1/2 đóng mới toàn bộ còn lại nâng cấp. Đường sắt sẽ tiến tới bố trí phòng khách hạng C tại các nhà ga, bố trí các phân khúc phục vụ trên tàu, trong đó ghế hạng nhất có thể ngả ngồi thoải mái. Ghế giường nằm bỏ loại 3 tầng, chỉ làm 2 tầng, có phòng 2 giường, có phòng 4 giường.
Để đường sắt hấp dẫn hơn, chúng tôi đã thử nghiệm bán vé một số tuyến như Hà Nội - Cửa Lò, Hà Nội - Sapa kết hợp ô tô đưa khách từ ga tàu đến điểm du lịch và ngược lại. Sắp tới, ĐSVN sẽ kết hợp với công ty suất ăn hàng không để làm các suất ăn đạt tiêu chuẩn chất lượng cao, đồng thời liên kết tập huấn nhân viên đường sắt cung cách, tác phong phục vụ như hàng không. Chúng tôi cũng đang xử lý dứt điểm vấn đề vệ sinh trên tàu, thuê công ty dịch vụ vệ sinh chuyên nghiệp để vệ sinh tại hai đầu xuất phát, niêm yết quy trình vệ sinh chuẩn...
Dịch vụ còn kém, thời gian di chuyển kéo dài, giá vé tàu bị cho là quá cao so với vé máy bay, quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?
Giá vé tàu cao là do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu do chi phí điều hành vận tải và sức kéo, chiếm tới 50% - 53% doanh thu. Để tiết giảm các chi phí này, Tổng Công ty ĐSVN đã thành lập hội đồng định mức, rà soát lại tất cả định mức kinh tế, kỹ thuật, quy trình quy phạm, phấn đấu trong năm 2017 sẽ hoàn thành xây dựng định mức này. Bên cạnh đó, với sự ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị, việc kiểm soát chi phí sẽ được thực hiện tốt hơn, giúp kéo giảm giá thành.
Chúng tôi vừa thông qua chủ trương đầu tư 100 đầu máy mới thay thế thế hệ đầu máy cũ đã 40 - 50 tuổi, công nghệ cũ, chi phí nhiên liệu, sửa chữa, bảo dưỡng lớn trong khi hệ số sử dụng rất thấp, làm đội giá thành vận tải. Chúng tôi cũng đưa ra quy trình bán vé mới theo hướng mở rộng dải giá vé, nhiều mức vé khuyến mại như hàng không, bán vé sớm để hành khách chủ động kế hoạch đi tàu…
Từ trước đến nay, đường sắt gần như “bất lực” trước việc tăng tải đáp ứng nhu cầu thị trường tăng đột biến vào những dịp cao điểm do cơ sở hạ tầng không cho phép, tình trạng này có được cải thiện trong thời gian tới?
Trước mắt, chúng tôi tìm mọi cách tăng năng lực vận tải. Ví dụ, chúng tôi nghiên cứu kéo dài đường tránh trong ga để có thể nối thêm toa, trước đây mỗi đoàn tàu chỉ tối đa 17 toa thì nay có thể thành 25 toa. Chúng tôi cũng đang cho một số nhà đầu tư khảo sát thí điểm hệ thống thông tin tín hiệu để thí điểm chạy tàu kế tiếp. Có thể dùng GPS để định vị và kiểm soát tốc độ, khoảng cách giữa các đoàn tàu có thể để cho 2 - 3 đoàn tàu chạy trong khu gian để tiết kiệm thời gian, khai thác tối đa hạ tầng hiện có, thay vì như hiện nay là phải chờ đoàn tàu này chạy ra khỏi khu gian thì tàu khác mới chạy vào. Với giải pháp này, năng lực vận tải trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới có thể tăng thêm, khi thị trường có nhu cầu chúng tôi có thể lập thêm đoàn tàu, nối thêm các toa.
Nhiều hành khách còn phàn nàn về tình trạng xóc lắc trên tàu, liệu tình trạng này có thể sớm cải thiện được?
Hiện ĐSVN có 3.165km đường sắt, trong đó chỉ có 8% là ray tiêu chuẩn còn lại là loại ray nhỏ, tà vẹt cũng chỉ có 7% - 8% dự ứng lực còn lại là gỗ, kết cầu nền đường lâu năm không cải tạo, độ cong nhiều tạo nên xóc lắc. Đường ray khổ nhỏ thì dao động lớn hơn, bán kính cong nhỏ thì gia tăng tốc độ khó nhưng nếu cải tạo thì vẫn có thể êm thuận. Đường sắt ở các nước tiên tiến êm thuận vì dùng ray hàn liền, 60m mới có 1 mối hàn. Chúng tôi cũng đã cải tiến và thử nghiệm loại ray hàn liền 12m có 1 mối hàn, êm thuận hơn nhiều so với trước.
Chúng tôi đang trình Bộ GTVT, Thủ tướng Chính phủ đề xuất gói 7.000 tỷ đồng trong vốn trung hạn 2017 - 2020 từ nguồn vốn trái phiếu chính phủ để xử lý một loạt cầu yếu, hầm yếu; thay thế tà vẹt, đường ray đối với các đoạn rất yếu; xử lý các bán kính đường cong nhỏ; làm đường gom, rào chắn để xóa đường dân sinh… mục tiêu nhằm đảm bảo an toàn chạy tàu và đồng nhất tải trọng cầu đường trên tuyến Hà Nội - TPHCM.
Xin cảm ơn ông
PHÓNG VIÊN: Chất lượng dịch vụ kém là một trong những lý do chính khiến người dân quay lưng với loại hình vận tải vốn rất thân thiện này, ngành ĐSVN sẽ khắc phục vấn đề này như thế nào, thưa ông?
Ông VŨ ANH MINH: Ngành ĐSVN đã thực hiện nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng dịch vụ, tuy nhiên chúng tôi chưa đạt được mục tiêu đề ra vì chất lượng tàu thấp. Hiện chúng tôi đang có hơn 900 toa tàu có tuổi thọ từ 14 - 30 năm, dù có nỗ lực cải thiện cũng không thể sạch đẹp như những toa mới được. Để giải quyết triệt để thì phải đóng tàu mới. Hiện nay, phải đóng thế nào cho người ta muốn ngồi chứ không phải đóng được bao nhiêu ghế như trước đây.
Từ đầu năm đến nay ĐSVN đã đóng được 2 đoàn tàu mới, đang chạy tuyến Sài Gòn - Nha Trang, từ giờ đến cuối năm sẽ đóng xong 4 đoàn nữa, dự kiến chạy tuyến Hà Nội - Vinh. Theo kế hoạch, năm 2018 ĐSVN sẽ đóng khoảng 10 đoàn mới, đến 2021 sẽ cơ bản thay hết các đoàn tàu cũ, trong đó 1/2 đóng mới toàn bộ còn lại nâng cấp. Đường sắt sẽ tiến tới bố trí phòng khách hạng C tại các nhà ga, bố trí các phân khúc phục vụ trên tàu, trong đó ghế hạng nhất có thể ngả ngồi thoải mái. Ghế giường nằm bỏ loại 3 tầng, chỉ làm 2 tầng, có phòng 2 giường, có phòng 4 giường.
Để đường sắt hấp dẫn hơn, chúng tôi đã thử nghiệm bán vé một số tuyến như Hà Nội - Cửa Lò, Hà Nội - Sapa kết hợp ô tô đưa khách từ ga tàu đến điểm du lịch và ngược lại. Sắp tới, ĐSVN sẽ kết hợp với công ty suất ăn hàng không để làm các suất ăn đạt tiêu chuẩn chất lượng cao, đồng thời liên kết tập huấn nhân viên đường sắt cung cách, tác phong phục vụ như hàng không. Chúng tôi cũng đang xử lý dứt điểm vấn đề vệ sinh trên tàu, thuê công ty dịch vụ vệ sinh chuyên nghiệp để vệ sinh tại hai đầu xuất phát, niêm yết quy trình vệ sinh chuẩn...
Dịch vụ còn kém, thời gian di chuyển kéo dài, giá vé tàu bị cho là quá cao so với vé máy bay, quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?
Giá vé tàu cao là do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu do chi phí điều hành vận tải và sức kéo, chiếm tới 50% - 53% doanh thu. Để tiết giảm các chi phí này, Tổng Công ty ĐSVN đã thành lập hội đồng định mức, rà soát lại tất cả định mức kinh tế, kỹ thuật, quy trình quy phạm, phấn đấu trong năm 2017 sẽ hoàn thành xây dựng định mức này. Bên cạnh đó, với sự ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị, việc kiểm soát chi phí sẽ được thực hiện tốt hơn, giúp kéo giảm giá thành.
Chúng tôi vừa thông qua chủ trương đầu tư 100 đầu máy mới thay thế thế hệ đầu máy cũ đã 40 - 50 tuổi, công nghệ cũ, chi phí nhiên liệu, sửa chữa, bảo dưỡng lớn trong khi hệ số sử dụng rất thấp, làm đội giá thành vận tải. Chúng tôi cũng đưa ra quy trình bán vé mới theo hướng mở rộng dải giá vé, nhiều mức vé khuyến mại như hàng không, bán vé sớm để hành khách chủ động kế hoạch đi tàu…
Từ trước đến nay, đường sắt gần như “bất lực” trước việc tăng tải đáp ứng nhu cầu thị trường tăng đột biến vào những dịp cao điểm do cơ sở hạ tầng không cho phép, tình trạng này có được cải thiện trong thời gian tới?
Trước mắt, chúng tôi tìm mọi cách tăng năng lực vận tải. Ví dụ, chúng tôi nghiên cứu kéo dài đường tránh trong ga để có thể nối thêm toa, trước đây mỗi đoàn tàu chỉ tối đa 17 toa thì nay có thể thành 25 toa. Chúng tôi cũng đang cho một số nhà đầu tư khảo sát thí điểm hệ thống thông tin tín hiệu để thí điểm chạy tàu kế tiếp. Có thể dùng GPS để định vị và kiểm soát tốc độ, khoảng cách giữa các đoàn tàu có thể để cho 2 - 3 đoàn tàu chạy trong khu gian để tiết kiệm thời gian, khai thác tối đa hạ tầng hiện có, thay vì như hiện nay là phải chờ đoàn tàu này chạy ra khỏi khu gian thì tàu khác mới chạy vào. Với giải pháp này, năng lực vận tải trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới có thể tăng thêm, khi thị trường có nhu cầu chúng tôi có thể lập thêm đoàn tàu, nối thêm các toa.
Nhiều hành khách còn phàn nàn về tình trạng xóc lắc trên tàu, liệu tình trạng này có thể sớm cải thiện được?
Hiện ĐSVN có 3.165km đường sắt, trong đó chỉ có 8% là ray tiêu chuẩn còn lại là loại ray nhỏ, tà vẹt cũng chỉ có 7% - 8% dự ứng lực còn lại là gỗ, kết cầu nền đường lâu năm không cải tạo, độ cong nhiều tạo nên xóc lắc. Đường ray khổ nhỏ thì dao động lớn hơn, bán kính cong nhỏ thì gia tăng tốc độ khó nhưng nếu cải tạo thì vẫn có thể êm thuận. Đường sắt ở các nước tiên tiến êm thuận vì dùng ray hàn liền, 60m mới có 1 mối hàn. Chúng tôi cũng đã cải tiến và thử nghiệm loại ray hàn liền 12m có 1 mối hàn, êm thuận hơn nhiều so với trước.
Chúng tôi đang trình Bộ GTVT, Thủ tướng Chính phủ đề xuất gói 7.000 tỷ đồng trong vốn trung hạn 2017 - 2020 từ nguồn vốn trái phiếu chính phủ để xử lý một loạt cầu yếu, hầm yếu; thay thế tà vẹt, đường ray đối với các đoạn rất yếu; xử lý các bán kính đường cong nhỏ; làm đường gom, rào chắn để xóa đường dân sinh… mục tiêu nhằm đảm bảo an toàn chạy tàu và đồng nhất tải trọng cầu đường trên tuyến Hà Nội - TPHCM.
Xin cảm ơn ông