Các dự án nạo vét kết hợp thu hồi sản phẩm trên luồng đường thủy nội địa sẽ được thực hiện trên sông Đà (Hòa Bình), khối lượng dự kiến 140.000m³; sông Đồng Nai, 80.000m³; sông Tiền (Tiền Giang và Vĩnh Long), 335.000m³; sông Đồng Nai (Đồng Nai và Bình Dương), 50.000m³; sông Gành Hào (Bạc Liêu và Cà Mau), 70.000m³; sông Sài Gòn (Bình Dương và Tây Ninh), 50.000m³.
Theo quy định, UBND cấp tỉnh là cơ quan có thẩm quyền lựa chọn nhà đầu tư đối với dự án thuộc địa phận địa giới hành chính địa phương quản lý. Trường hợp dự án thuộc phạm vi 2 địa phương, Bộ GTVT giao Cục Đường thủy nội địa Việt Nam làm việc, thống nhất với các địa phương, báo cáo Bộ GTVT xem xét, quyết định. Bộ GTVT cho biết đây là các dự án xã hội hóa đầu tiên được triển khai theo Nghị định 159/2018 của Chính phủ về quản lý nạo vét trong vùng nước cảng biển và vùng nước đường thủy nội địa.
Trước đó, hoạt động đầu tư dự án xã hội hóa nạo vét đường thủy phải tạm dừng để chờ hoàn thiện cơ chế, chính sách sau khi nảy sinh nhiều bất cập. Một số nhà đầu tư đã khai thác cát trái phép ngoài dự án, khai thác hơn độ sâu thiết kế được duyệt, xuất hiện “cát tặc” trá hình đơn vị thi công… gây bức xúc dư luận.
Từ khoá :
Các tin, bài viết khác
-
Gỡ vướng cho dự án cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết
-
Tuyến metro số 2 Bến Thành - Tham Lương: Đã sẵn sàng khởi công
-
TPHCM: Đẩy nhanh tiến độ chỉnh trang đô thị, dự án giao thông
-
TPHCM đề xuất xây dựng 5 tuyến đường sắt kết nối mới
-
Xây dựng tuyến đường Tạ Quang Bửu trở thành xương sống của quận 8
-
Ngăn tai nạn giao thông tăng sau tết Tân Sửu
-
Mở cửa và nâng mức an toàn phòng dịch tại sân bay Vân Đồn
-
Gỡ bỏ lệnh cấm xe trọng tải lớn lưu thông tuyến đường nối Bình Phước - Lâm Đồng
-
Bất lực với xe dù, bến cóc
-
Chậm bàn giao mặt bằng cho dự án cao tốc Bắc - Nam