Báo cáo thường niên “Dấu chân thương hiệu” do Tổ chức Kantar WorldPanel thực hiện trên khảo sát từ 73% dân số thế giới, với tổng cộng 1 tỷ hộ gia đình tại 43 quốc gia, 5 lục địa, với tổng mức đóng góp trong GDP toàn cầu là 75%. Khảo sát được thực hiện trên 200 ngành hàng tiêu dùng nhanh ở các lĩnh vực đa dạng như Thực phẩm, Thức uống, Chăm sóc Sức Khỏe và Sắc đẹp, Chăm sóc gia đình. Bảng xếp hạng năm nay phân tích 15,300 thương hiệu và sử dụng dữ liệu thu thập trong 12 tháng tính đến tháng 11/2016 và chỉ bao gồm tiêu dùng tại nhà.

Điểm đặc biệt trong công bố này của Kantar đó là bảng xếp hạng “Dấu chân thương hiệu” được thiết lập dựa trên thông tin về hành vi mua sắm của người tiêu dùng trên thực tế thay vì dựa trên thị hiếu hay thái độ của họ đối với thương hiệu như ở các bảng xếp hạng khác. Bảng xếp hạng được xây dựng dựa trên thước đo Điểm tiếp cận Người tiêu dùng (Consumer Reach Point – CRP), chỉ số này đo lường một thương hiệu dựa trên số lượng hộ gia đình thương hiệu đó tiếp cận được (số hộ có mua thương hiệu) và số lần một hộ gia đình mua sản phẩm của thương hiệu đó trung bình trong một năm (tần suất mua). Điều này cho thấy thước đo này phản ánh trung thực hơn các chỉ số khác trong việc đo lường lựa chọn mua của người tiêu dùng.

Với chỉ số CRP cao vượt trội so với các đối thủ trong bảng xếp hạng, Vinamilk là thương hiệu Thực Phẩm được chọn mua nhiều nhất tại 4 thành phố chính ở thành thị. Cứ 10 hộ gia đình Việt thì có đến 8 hộ lựa chọn mua Vinamilk hoặc Nam Ngư ít nhất một lần trong năm, điều này có được là nhờ vào việc xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu rộng rãi, đồng thời có hệ thông phân phối trải dài trên toàn quốc.

Trong số những thương hiệu tăng trưởng nhanh nhất năm 2016, sản phẩm sữa đặc Ông Thọ của nhà sản xuất Vinamilk là một gương mặt mới lọt vào Top 10 bảng xếp hạng ở Nông thôn, bằng việc nhảy thêm 2 bậc trong bảng xếp hạng và chỉ số CRP tăng trưởng cao đạt 14%. Thương hiệu sữa đặc này cũng đã cải thiện vị trí của mình trong bảng xếp hạng ở thành thị lên vị trí thứ 6, một phần nhờ vào việc các dịp sử dụng sản phẩm đa dạng hơn. Trong cả phân khúc thức uống, Vinamilk là thương hiệu thống lĩnh bản danh sách với chỉ số CRP cao gấp 3.2 lần đối thủ đứng kế tiếp.
Những con số đã nói lên rằng trong năm 2017, Vinamilk đã liên tục cải tiến, đổi mới để tăng cường sự tiếp cận với người tiêu dùng như: ra mắt website thương mai điện tử & ứng dụng di động giúp mua hàng tiện lợi hơn - Giấc Mơ Sữa Việt, giới thiệu sản phẩm Sữa tươi 100% Organic đầu tiên tại Việt Nam, các hoạt động quảng cáo, truyền thông với thông điệp sáng tạo, ấn tượng như MV Vươn Cao Việt Nam… Hơn nữa, Vinamilk cũng tạo nên sự gắn kết cộng đồng thông qua những hoạt động xã hội như Quỹ sữa Vươn Cao Việt Nam, Sữa Học Đường…
Những sáng tạo và nỗ lực này đã giúp sự gia tăng thâm nhập (penetration growth) vào người tiêu dùng và xây dựng “một chỗ đứng trong tâm trí” của họ, tạo sự gắn kết để được người tiêu dùng nhớ, tin dùng nhiều hơn. Đây chính là những tham số đo lường sự tăng trưởng của một nhãn hàng trong Brand Footprint của Kantar Worldpanel.
Đây là năm thứ 3 liên tiếp Vinamilk để lại dấu ấn thương hiệu sâu đậm trong lòng người tiêu dùng. Điều này cũng cho thấy Vinamilk vẫn đang bám sát chiến lược phát triển của mình là giữ vững thị trường trong nước song song với việc mở rộng xuất khẩu, vươn ra thế giới.
Các tin, bài viết khác
-
245 doanh nghiệp tham gia chương trình khuyến mại của TPHCM
-
Chợ Gạo lo… hết gạo
-
Người bán chia sẻ lợi nhuận, mãi lực tăng
-
Chiều nay 21-6, giá xăng dầu vẫn tăng cao
-
Doanh nghiệp hàng tiêu dùng Việt đồng hành cùng đề án phát triển văn hóa ẩm thực
-
Tưng bừng khuyến mại đón hè tại WinMart - giảm giá đến 50% cho hàng loạt sản phẩm
-
Giá thất thường, người nuôi tôm hùm tranh thủ bán để tránh lỗ vốn
-
Đổi mới truyền thông, đưa vải thiều và nông sản Việt Nam vươn ra thế giới
-
Cà Mau ra mắt cửa hàng thanh niên
-
Vietnam ETE & Enertec Expo 2022: Đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển công nghệ thiết bị điện và năng lượng xanh