Reuters nhận định, phản ứng dữ dội này có thể làm phức tạp nỗ lực của Tổng thống Donald Trump trong việc mở rộng khai thác dầu khí ngoài khơi. Trước đó, Nhà Trắng lên kế hoạch nhằm mở cửa toàn bộ bờ biển Mỹ cho các công ty khai thác dầu khí trong vòng 5 năm tới. Đến nay, chỉ có thống đốc 2 bang Alaska và Maine bày tỏ ủng hộ kế hoạch này.
Các thống đốc bang Delaware, North Carolina và South Carolina trình bày với Nhà Trắng rằng họ lo ngại hoạt động khai thác dầu khí sẽ gây ra những rủi ro đáng kể cho du lịch ven biển. “Du lịch và giải trí dọc theo bờ biển bang Delaware chiếm hàng tỷ USD trong hoạt động kinh tế mỗi năm, và hỗ trợ hàng chục ngàn việc làm”, Thống đốc John Carney của bang Delaware tuyên bố trên Twitter hôm 10-1. “New York cũng không muốn khoan ngoài bờ biển của chúng tôi”, Andrew Cuomo, Thống đốc bang New York, cũng là một đảng viên Dân chủ có cùng ý kiến với ông Carney.
Thống đốc Rick Scott của bang Florida cho biết, khai thác dầu khí là mối đe dọa đối với du lịch của Florida. Các nhà lập pháp Florida của cả hai đảng đã phản đối việc khoan dầu ngoài khơi, đặc biệt là sau khi xảy ra vụ tràn dầu ở vịnh Mexico năm 2010 làm lan dầu tới bờ biển của bang có nền kinh tế dựa chủ yếu vào du lịch. Bộ Nội vụ Mỹ đang ráo riết vận động hành lang để các bang đồng ý kế hoạch khai thác dầu khí. Nếu không, vấn đề có thể phải đưa ra tòa án giải quyết.
Ngoài vấn đề khai thác dầu, nhiều bang, trong đó đáng kể nhất là bang California tiếp tục cam kết các hoạt động giảm thiểu khí thải gây biến đổi khí hậu bất chấp Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố rút khỏi Hiệp định Paris về cắt giảm khí thải. Điều đáng mừng nữa là năng lượng tái tạo chiếm một nửa số nguồn điện được đưa vào sử dụng trong năm 2017, theo một báo cáo của Bộ Năng lượng Mỹ. Các nguồn năng lượng tái tạo góp phần nhiều hơn vào lưới điện, các nhà máy điện đốt nhiên liệu hóa thạch tiếp tục đóng cửa. Đặc biệt, tại Texas, theo Bộ Năng lượng Mỹ sẽ có thêm nhiều nhà máy điện đốt than đóng cửa trong năm 2018 với tổng số nguồn điện 5.583 MW. 1 MW đủ để cung cấp cho 200 ngôi nhà vào một ngày nóng của Texas. Năng lượng tái tạo ở Mỹ đã đạt đến các cột mốc đáng ghi nhận vào năm 2017: Tháng 3, điện năng hàng tháng từ gió và mặt trời chiếm 10% điện năng của quốc gia và lần đầu tiên kể từ tháng 7-1984, trong suốt mùa xuân các nguồn điện năng lượng tái tạo đã vượt qua điện hạt nhân.
Đứng trước các chuỗi thiên tai liên tiếp mà nước Mỹ phải gánh chịu gần đây, có vẻ như nhiều người ở Mỹ đã và đang bắt đầu nhận ra tính cấp bách của việc bảo vệ môi trường. Điều đó có thể lý giải cho tuyên bố của Tổng thống Donald Trump vào ngày 10-1 rằng Washington “có thể” trở lại Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, dù ông không đưa ra bất cứ dấu hiệu về các bước đi để thực hiện điều này.
Các thống đốc bang Delaware, North Carolina và South Carolina trình bày với Nhà Trắng rằng họ lo ngại hoạt động khai thác dầu khí sẽ gây ra những rủi ro đáng kể cho du lịch ven biển. “Du lịch và giải trí dọc theo bờ biển bang Delaware chiếm hàng tỷ USD trong hoạt động kinh tế mỗi năm, và hỗ trợ hàng chục ngàn việc làm”, Thống đốc John Carney của bang Delaware tuyên bố trên Twitter hôm 10-1. “New York cũng không muốn khoan ngoài bờ biển của chúng tôi”, Andrew Cuomo, Thống đốc bang New York, cũng là một đảng viên Dân chủ có cùng ý kiến với ông Carney.
Thống đốc Rick Scott của bang Florida cho biết, khai thác dầu khí là mối đe dọa đối với du lịch của Florida. Các nhà lập pháp Florida của cả hai đảng đã phản đối việc khoan dầu ngoài khơi, đặc biệt là sau khi xảy ra vụ tràn dầu ở vịnh Mexico năm 2010 làm lan dầu tới bờ biển của bang có nền kinh tế dựa chủ yếu vào du lịch. Bộ Nội vụ Mỹ đang ráo riết vận động hành lang để các bang đồng ý kế hoạch khai thác dầu khí. Nếu không, vấn đề có thể phải đưa ra tòa án giải quyết.
Ngoài vấn đề khai thác dầu, nhiều bang, trong đó đáng kể nhất là bang California tiếp tục cam kết các hoạt động giảm thiểu khí thải gây biến đổi khí hậu bất chấp Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố rút khỏi Hiệp định Paris về cắt giảm khí thải. Điều đáng mừng nữa là năng lượng tái tạo chiếm một nửa số nguồn điện được đưa vào sử dụng trong năm 2017, theo một báo cáo của Bộ Năng lượng Mỹ. Các nguồn năng lượng tái tạo góp phần nhiều hơn vào lưới điện, các nhà máy điện đốt nhiên liệu hóa thạch tiếp tục đóng cửa. Đặc biệt, tại Texas, theo Bộ Năng lượng Mỹ sẽ có thêm nhiều nhà máy điện đốt than đóng cửa trong năm 2018 với tổng số nguồn điện 5.583 MW. 1 MW đủ để cung cấp cho 200 ngôi nhà vào một ngày nóng của Texas. Năng lượng tái tạo ở Mỹ đã đạt đến các cột mốc đáng ghi nhận vào năm 2017: Tháng 3, điện năng hàng tháng từ gió và mặt trời chiếm 10% điện năng của quốc gia và lần đầu tiên kể từ tháng 7-1984, trong suốt mùa xuân các nguồn điện năng lượng tái tạo đã vượt qua điện hạt nhân.
Đứng trước các chuỗi thiên tai liên tiếp mà nước Mỹ phải gánh chịu gần đây, có vẻ như nhiều người ở Mỹ đã và đang bắt đầu nhận ra tính cấp bách của việc bảo vệ môi trường. Điều đó có thể lý giải cho tuyên bố của Tổng thống Donald Trump vào ngày 10-1 rằng Washington “có thể” trở lại Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, dù ông không đưa ra bất cứ dấu hiệu về các bước đi để thực hiện điều này.