Ông Huỳnh Minh Nhựt, Giám đốc Citenco, cho biết, tùy vào lĩnh vực hoạt động mà các bên sẽ hỗ trợ nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, giảng viên và người lao động; đẩy mạnh nghiên cứu kết hợp ứng dụng giải pháp kỹ thuật công nghệ trong lĩnh vực quản lý, xử lý chất thải. Hai bên cũng sẽ tập trung giải quyết các vấn đề môi trường đang tồn tại như giảm khí phát thải, tận dụng giá trị nguồn tài nguyên từ chất thải rắn, góp phần xây dựng, thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn gắn với mục tiêu phát triển bền vững.
Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TPHCM sẽ cử đội ngũ, nhà khoa học, chuyên gia trực tiếp tham gia phối hợp và hỗ trợ Citenco trong việc vận hành các công nghệ mới để thực hiện các dự án như: chuyển đổi công nghệ xử lý rác sinh hoạt từ chôn lấp sang đốt phát điện, công suất 1.000 tấn/ngày tại bãi chôn lấp số 3 và đầu tư công nghệ lò đốt chất thải nguy hại, công suất 200 tấn/ngày thuộc Khu liên hiệp xử lý chất thải Phước Hiệp, Củ Chi.
Định kỳ 6 tháng, hai bên sẽ gặp gỡ, trao đổi thông tin liên quan đến nội dung hợp tác; từ đó đưa ra các giải pháp, ứng dụng công nghệ số hóa vào thực tiễn công tác quản lý chất thải rắn trên địa bàn TPHCM.
Từ khoá :
Các tin, bài viết khác
-
Nước thải đô thị được xử lý đạt 15%, nông thôn hầu như chưa xử lý
-
Đồng Nai: Đổ trộm 18 tấn chất thải rắn công nghiệp xuống hồ nước
-
VWS tham gia “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ”
-
Ngày hội “Vì phường An Khánh Khỏe – Xanh – An toàn” ở TP Thủ Đức
-
Lan tỏa hành động đẹp của nhóm tình nguyện “Phú Quốc sạch và xanh”
-
Ra mắt mạng lưới doanh nghiệp thích ứng với biển đổi khí hậu vùng ĐBSCL
-
Nguy cơ bão, lốc xoáy nhiệt đới sẽ tăng gấp đôi
-
Đổi rác sinh hoạt lấy nhu yếu phẩm thiết yếu
-
Cùng TH thu gom vỏ hộp sữa, lan tỏa lối sống xanh
-
Cắt giảm điện than mạnh mẽ để thay thế bằng các nguồn năng lượng sạch