Hai Thủ tướng nhất trí đẩy mạnh hơn nữa quan hệ song phương thông qua duy trì tiếp xúc, trao đổi cấp cao và các cấp, phối hợp sớm tổ chức các cơ chế hợp tác song phương định kỳ. Trong bối cảnh kinh tế khu vực và thế giới đối mặt nhiều thách thức, hai bên cũng nhất trí nỗ lực hơn nữa nhằm sớm đạt mục tiêu kim ngạch thương mại hai chiều đạt 15 tỷ USD, đồng thời tiếp tục thúc đẩy đầu tư hai chiều để hai nước tiếp tục nằm trong số 10 đối tác kinh tế hàng đầu của nhau.
Hai nhà lãnh đạo nhất trí tiếp tục tăng cường phối hợp, ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn đa phương. Hai Thủ tướng cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, ổn định, tự do và an ninh hàng hải, hàng không ở Biển Đông, đặc biệt không để ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế - thương mại; nhất trí cùng nỗ lực giữ gìn đoàn kết và lập trường chung của ASEAN, thúc đẩy đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) thực chất, phù hợp với luật pháp quốc tế và Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982.
Từ khoá :
Các tin, bài viết khác
-
Hợp tác Mekong - Lan Thương: Đoàn kết vì hòa bình và thịnh vượng
-
Kỷ niệm Năm Đoàn kết hữu nghị Việt Nam - Lào 2022
-
Tăng cường hợp tác, giảm phát thải khí nhà kính
-
Đẩy mạnh hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam - Anh
-
Nhật Bản là đối tác kinh tế quan trọng của Việt Nam
-
Triển khai toàn diện và mạnh mẽ công tác người Việt Nam ở nước ngoài
-
Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng hội đàm với Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Ấn Độ Marxist
-
Thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Anh
-
TPHCM tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Thụy Sĩ
-
Đưa quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam - Hungary đi vào chiều sâu