ĐBSCL: Đỉnh lũ vùng hạ nguồn cao hơn vùng đầu nguồn

Theo Cục Thủy lợi, hiện mực nước trên sông Mê Công phía Campuchia đang thấp hơn cùng kỳ nhiều năm. Đỉnh lũ có khả năng xuất hiện vào nửa đầu tháng 10-2023, tại Tân Châu dao động ở mức 3,1 - 3,3m, thấp hơn báo động 1 từ 0,20 - 0,40m và thấp hơn đỉnh lũ trung bình nhiều năm khoảng từ 0,60 - 0,80m.

Cụ thể, mực nước ghi nhận vào trung tuần tháng 9-2023 tại trạm Kratie (Campuchia) là 16,49m, thấp hơn cùng kỳ 4 năm qua từ 0,4 – 0,73m. Mực nước lớn nhất từ đầu mùa lũ đến nay tại Tân Châu (An Giang) đạt 2,44m, thấp hơn cùng kỳ nhiều năm 0,73m.

Mực nước vùng đầu nguồn thấp sẽ ảnh hưởng đến sinh kế khai thác thuỷ sản của người dân

Mực nước vùng đầu nguồn thấp sẽ ảnh hưởng đến sinh kế khai thác thuỷ sản của người dân

Theo dự báo, đỉnh lũ có khả năng xuất hiện vào nửa đầu tháng 10-2023. Theo đó, tại Tân Châu dao động ở mức 3,1 - 3,3m, thấp hơn báo động (BĐ) 1 từ 0,20 - 0,40m, thấp hơn cùng kỳ năm 2022 khoảng 0,34 - 0,54m.

Những năm gần đây, dù lũ nhỏ nhưng TP Cần Thơ chịu ảnh hưởng rất nặng khi triều cường xuất hiện làm ngập hàng loạt tuyến đường

Những năm gần đây, dù lũ nhỏ nhưng TP Cần Thơ chịu ảnh hưởng rất nặng khi triều cường xuất hiện làm ngập hàng loạt tuyến đường

Tuy nhiên, mực nước ở vùng giữa (Cần Thơ, Vĩnh Long, Hậu Giang) đỉnh lũ kết hợp triều cường được nhận định ở mức BĐ2- BĐ3 và trên mức BĐ3 từ 3-10cm. Vùng ven biển, đỉnh lũ kết hợp triều cường được nhận định ở mức BĐ2-BĐ3 và trên mức BĐ3 từ 3-15cm.

Tin cùng chuyên mục