ĐBSCL khánh thành nhiều công trình giao thông

Ngày 29-4, UBND tỉnh An Giang tổ chức lễ khánh thành cầu Nguyễn Thái Học, ở TP Long Xuyên. Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đến dự và cắt băng khánh thành.
ĐBSCL khánh thành nhiều công trình giao thông  ảnh 1 Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân (bìa trái) dự lễ khánh thành cầu Nguyễn Thái Học ở An Giang, sáng 29-4-2021

Cầu Nguyễn Thái Học là công trình giao thông đầu tiên của tỉnh An Giang được thi tuyển kiến trúc, tạo điểm nhấn về cảnh quan trong khu vực trung tâm thành phố, góp phần hoàn thiện mạng lưới giao thông trục chính; kết nối khu hành chính của TP Long Xuyên với Trung tâm hành chính của tỉnh An Giang.

Cầu Nguyễn Thái Học có tổng mức đầu tư hơn 200 tỷ đồng, từ nguồn vốn ngân sách của tỉnh. Dự án được khởi công xây dựng tháng 5-2019, với kết cấu bê tông cốt thép, chiều dài cầu chính 120m, mặt cắt ngang cầu rộng 16m; lề dành riêng cho người đi bộ mỗi bên 1m.

Ông Nguyễn Thanh Bình, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang khẳng định, việc đầu tư, xây dựng cầu Nguyễn Thái Học nhằm góp phần mở rộng không gian về phía Tây TP Long Xuyên. Đây còn là điểm nhấn về kiến trúc cảnh quan tiêu biểu của TP Long Xuyên, công trình này được xem như công viên nổi trên sông…

ĐBSCL khánh thành nhiều công trình giao thông  ảnh 2 Khánh thành cầu Nguyễn Thái Học ở An Giang, sáng 29-4-2021

* Cũng trong ngày 29-4, UBND huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) tổ chức lễ khánh thành cầu Ngã Bảy Ấp 3 (thuộc ấp 3, xã Mỹ Hiệp).

Cầu có chiều dài 42m, rộng 6,1m, kết cấu bằng bê tông cốt thép, tải trọng 8 tấn. Tổng mức đầu tư hơn 5 tỷ đồng, trong đó Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội tài trợ kinh phí 4 tỷ đồng.

Cầu Ngã Bảy Ấp 3 hoàn thành, tạo thuận lợi trong việc đi lại và vận chuyển hàng hóa của người dân, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển. 

Tin cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Một góc Khu công nghiệp và dân cư Hiệp Phước, huyện Nhà Bè. Ảnh: HOÀNG HÙNG

TPHCM bao giờ có đô thị vệ tinh?

Theo quy hoạch chung xây dựng, TPHCM sẽ có đô thị vệ tinh ở phía Tây Bắc (nằm trên địa bàn huyện Hóc Môn và Củ Chi) và đô thị cảng Hiệp Phước (huyện Nhà Bè) nằm ở phía Nam. Tuy đã được xác lập trong quy hoạch hơn 10 năm trước, nhưng hiện cả 2 đô thị này hầu như chưa được đầu tư xây dựng. Trong khi đó, khu vực nội thành TPHCM vẫn đang đối mặt với tình trạng quá tải cả về hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật.

Bút Sài Gòn

Luôn cần nghiêm khắc

- Hàng loạt quán nhậu từng đông đúc ở TPHCM dạo này thoắt trở nên vắng vẻ. Thu nhập kém đi là một lẽ, nhưng lẽ nặng ký hơn là cảnh sát giao thông làm gắt chuyện “thổi ống” đo nồng độ cồn. Bị phạt là mất tiền triệu liền, không thể cự cãi

Sự kiện & Bình luận