“Đo” chất lượng giáo dục bằng niềm tin của xã hội

Ngay sau khi Bộ GD-ĐT công bố kết quả thi tốt nghiệp năm 2012, phóng viên Báo SGGP đã phỏng vấn ông Lê Văn Học, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội về vấn đề này.* Phóng viên:
“Đo” chất lượng giáo dục bằng niềm tin của xã hội

Ngay sau khi Bộ GD-ĐT công bố kết quả thi tốt nghiệp năm 2012, phóng viên Báo SGGP đã phỏng vấn ông Lê Văn Học, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội về vấn đề này.

* Phóng viên:
Năm nay, kỳ thi tốt nghiệp THPT tiếp tục bị dư luận cho là còn biểu hiện thiếu nghiêm túc, điển hình là sự cố gian lận thi cử ở Bắc Giang. Với kết quả đậu tốt nghiệp gần 98%, theo ông có đáng tin?

Ông Lê Văn Học

Ông Lê Văn Học

* Ông LÊ VĂN HỌC: Những người nhận xét chính xác nhất về kết quả thi tốt nghiệp chính là chủ tịch các hội đồng thi tại cơ sở thi. Nói thật, năm 2007, khi đồng chí Nguyễn Thiện Nhân phát động phong trào “2 không”, tỷ lệ đậu tốt nghiệp cả nước chỉ khoảng 66%. Năm nay cả nước xấp xỉ 100%. Đây cũng là năm Bộ GD-ĐT thôi không tổ chức chấm chéo, thôi không tổ chức thanh tra ủy quyền thì tôi cảm thấy có gì đó không được yên tâm lắm về kết quả thi mà Bộ GD-ĐT vừa công bố. Đặc biệt là những trường năm 2007 tỷ lệ đậu là 0% nhưng năm nay cũng đạt trên 90%. Hoặc Trường Đồi Ngô năm 2007 đậu 6,3%, năm nay dù có sự cố gian lận thi cử nhưng tỷ lệ vẫn đạt gần 80%. Vì thế tôi cho là cần xem xét, tổ chức lại kỳ thi này để đánh giá đúng thực chất chất lượng học sinh.

* Dư luận hiện nay đang băn khoăn về việc nên bỏ hoặc giữ kỳ thi này? Ý kiến của ông?

* Từ cách đây mấy năm tôi đã nêu quan điểm cá nhân là không nên bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT nhưng phải tổ chức thi nhẹ nhàng, bộ nên phân cấp cho các tỉnh tổ chức kỳ thi này.

* Năm 2012 là năm đầu tiên bộ tiến hành phân cấp giao chủ động cho các địa phương tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT và kết quả như ông đã thấy, xã hội vẫn chưa thể yên tâm?

* Phân cấp như vừa qua là không toàn diện. Cần cho các tỉnh tự ra đề, chấm thi và bộ giám sát, thanh tra hết sức chặt chẽ. Các tỉnh sẽ chủ động trong thi tốt nghiệp, cấp cho học sinh chứng nhận tốt nghiệp chương trình phổ thông để sau đó các em đi vào đời, có thể học nghề, học ĐH, đi làm. Kết quả học tập phải đánh giá cả quá trình học tập 12 năm, đặc biệt là 3 năm THPT mới chính xác trình độ học sinh.

* Ông có nghĩ nếu phân cấp toàn diện cho các tỉnh tổ chức thi tốt nghiệp như vậy, tỷ lệ tốt nghiệp sẽ còn cao hơn hiện nay?

* Không thể như thế được. Uy tín của các tỉnh phụ thuộc rất nhiều vào giáo dục của tỉnh đó. Khi phân cấp, nếu có những tiêu chí rõ ràng người ta sẽ tổ chức kỳ thi nghiêm túc. Mặt khác, ngành giáo dục không nên căn cứ vào kết quả của các tỉnh để làm thành tích chung của giáo dục cả nước. Nếu làm được vậy sẽ không sợ diễn ra điều mà xã hội lo. Vấn đề là chúng ta có đủ quy chế, đủ năng lực để giám sát không. Mà tôi thì tin ngành giáo dục hoàn toàn đủ khả năng để giám sát.

Học sinh Trường THPT Trưng Vương, quận 1 vui mừng sau khi hoàn thành xong chương trình thi tốt nghiệp THPT năm 2012. Ảnh: MAI HẢI

Học sinh Trường THPT Trưng Vương, quận 1 vui mừng sau khi hoàn thành xong chương trình thi tốt nghiệp THPT năm 2012. Ảnh: MAI HẢI

* Nhiều ý kiến lại cho rằng, Bộ GD-ĐT không thể đủ khả năng để giám sát nếu giao các tỉnh tổ chức thi tốt nghiệp?

* Bản thân các tỉnh phải tự giám sát. Ví dụ ngành giáo dục tổ chức thi thì UBND tỉnh, HĐND tỉnh phải tổ chức các đoàn giám sát về kỳ thi của tỉnh mình chứ. Đâu phải tất cả đều do Bộ GD-ĐT.

* Nhưng nếu cả tỉnh đều chạy theo thành tích?

* Không bao giờ có chuyện đó. Hoặc nếu có chuyện đó thì không nói làm gì nữa. Nếu như thế thì đất nước này không phân cấp được cái gì. Đơn cử vừa rồi Quốc hội bàn về Luật Giáo dục ĐH, nhiều ý kiến lo lắng cả nước có hơn 400 trường ĐH-CĐ, nếu giao họ tự quản thì không thể quản được. Điều đó là có lý. Nhưng không có nghĩa là các trường không biết giữ uy tín của họ, đấy là uy tín của người thầy, của nhà trường. Đối với giáo dục phổ thông, đó là uy tín của ngành giáo dục tỉnh đó, uy tín của trường THPT đó. Một trường phổ thông đậu tốt nghiệp 100% và cũng đậu ĐH-CĐ 100% sẽ có uy tín khác xa một trường đậu tốt nghiệp 100% nhưng đậu ĐH-CĐ chỉ 2-3 em. Điều này sẽ đo đếm niềm tin của xã hội. Sở dĩ kỳ thi ĐH-CĐ hiện nay được cho là nghiêm túc nhất vì nó thể hiện uy tín của các trường. Ngày xưa trường đã tổ chức thi, rất nghiêm túc. Giáo dục phổ thông cũng nên như vậy. Những năm 70 đã từng giao cho các tỉnh tổ chức thi tốt nghiệp rồi, không hề có chuyện tỷ lệ đậu tốt nghiệp gần 100% như hiện nay. 

PHAN THẢO (thực hiện)

- Thông tin liên quan:

>> Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT năm 2012 của cả nước là 97,63%

Tin cùng chuyên mục