
Đáng chú ý, lãi lũy kế của VNG lên tới hơn 4.600 tỷ đồng, gấp hơn 13,6 lần vốn điều lệ (vốn điều lệ VNG là 337 tỷ đồng). VNG không vay nợ ngân hàng.
Cụ thể, theo các báo cáo đã được kiểm toán năm 2017 của VNG, doanh thu thuần đạt hơn 4.266 tỷ đồng, tăng 41% so với năm 2016 và lợi nhuận trước thuế đạt 1.158 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt hơn 938 tỷ đồng, tăng 72% so với năm 2016, nộp thuế TNDN hơn 220 tỷ đồng, cao gần gấp rưỡi so với năm 2016. Đây là mốc doanh thu, lợi nhuận cao nhất kể từ khi VNG thành lập vào năm 2004. Đáng chú ý, biên độ lợi nhuận của VNG rất cao. Cứ mỗi đồng doanh thu thuần, VNG thu về 0,22 đồng lợi nhuận sau thuế. Đây là mức biên lợi nhuận mà rất ít doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ nói chung, cũng như trong lĩnh vực nội dung số đạt được.

Được thành lập từ năm 2004, VNG hiện là một trong những công ty Internet hàng đầu Việt Nam với hơn 2.000 nhân viên và 70 triệu người sử dụngcác dịch vụ của công ty. Một số sản phẩm chính của VNG bao gồm: Zalo, ZaloPay, Zing MP3, 123Go… và phát hành game.

Song song đó, ngoài việc đầu tư nghiên cứu, sản xuất và phát hành sản phẩm ra thị trường quốc tế như Thái Lan, Singapore, Myanmar… vào năm 2017, VNG đã ký thỏa thuận hợp tác với Nasdaq, sàn chứng khoán lớn nhất nước Mỹ với giá trị vốn hóa trên 6.800 tỷ USD. Việc tiếp tục mở rộng thị trường, theo đuổi chiến lược “Go Global” sẽ tiếp tục là trọng tâm của VNG trong những năm tiếp theo.

Chính sách không chia cổ tức của VNG đã duy trì trong suốt nhiều năm qua, nhận được sự ủng hộ, đồng thuận của đại đa số cổ đông tại các kỳ Đại hội đồng cổ đông những năm trước.
Được biết, Đại hội cổ đông lần này, VNG dự kiến trình kế hoạch kinh doanh năm 2018 với chỉ tiêu doanh thu 5.006 tỷ đồng, tăng 17,3% và lợi nhuận sau thuế đạt 549 tỷ đồng. VNG cũng dự kiến trình Đại hội đồng cổ đông thông qua việc tiếp tục không chia cổ tức năm 2017 nhằm giữ lại lợi nhuận để tập trung nguồn lực đầu tư vào các sản phẩm chiến lược và đa dạng hóa hoạt động, tăng giá trị dài hạn cho doanh nghiệp và các cổ đông. Trong đó, VNG tập trung vào 4 nhóm chính là ví điện tử, phát triển sản phẩm di động, xây dựng hệ sinh thái các sản phẩm trong công ty và thương mại điện tử.

Trong những năm tới, bên cạnh những sản phẩm nội dung số truyền thống, VNG sẽ tiếp tục tập trung nguồn lực để phát triển các sản phẩm, công nghệ mới như Trí tuệ nhân tạo, Machine Learning, Big Data, Thực tại ảo VR, Thanh toán di động… để phục vụ tốt hơn nhu cầu sử dụng của người dùng; đồng thời nghiên cứu phát triển những sản phẩm mang tính giáo dục và sáng tạo cao nhằm tạo ra các giá trị tích cực cho người dùng Internet.
VNG sẽ tiếp tục điều chỉnh tỷ trọng cơ cấu doanh thu theo hướng đa dạng hoá sản phẩm phục vụ trong nước và xuất khẩu, nhằm từng bước phấn đấu đưa VNG trở thành Công ty Internet hàng đầu Việt Nam và khu vực châu Á.
Các tin, bài viết khác
-
Gojek cán mốc 200.000 đối tác tài xế
-
Trả trước 2,9 triệu đồng sở hữu ngay Apple Watch 6
-
Ericsson dẫn đầu trong thị trường hạ tầng mạng 5G toàn cầu năm 2020
-
Thu phụ kiện cũ, đổi pin sạc dự phòng Innostyle chỉ với 199.000 đồng
-
Hổ trợ các dịch vụ đám mây cho doanh nghiệp và nhỏ
-
Xiaomi Việt Nam tổ chức Mi Fans Festival 2021
-
Digiworld tiếp tục chú trọng phân phối điện thoại di động, máy tính xách tay...
-
Shopee ghi nhận thành công với chương trình 4.4 Siêu Hội Mua Sắm
-
Laptop ngày càng rẻ và “ngon”
-
1.000 chiếc FreeBuds 4i đã được bán trong đợt đầu tiên