Trong một lần nói chuyện với nhà văn Trang Thế Hy, tôi có ví von: “Con thấy chú giống ông Cá Hô của nhà văn Lê Văn Thảo quá. Ông Sáu Dương yêu cô đào Hồng Điệp mà giấu kín trong lòng. Chú cũng có nhiều thứ muốn nói mà lặng lẽ rồi đi chỗ khác chơi, lặn dưới xoáy nước sâu để sống nên mình mẩy toàn xương cứng ngắt”. Mà thiệt đó. Đọc truyện Ông Cá Hô, tôi thấy cái cách suy nghĩ của kép Hoàng Dương giống hệt chú Tư vậy.
Chú cười hiền lành với đôi mắt hấp háy. Chú Tư mà cười như vậy là chú đang vui.
Chính vì câu chuyện đó mà khi nghe chú mất, thì ký ức đầu tiên ùa về trong cảm xúc của tôi là “Ông Cá Hô” và tôi viết những dòng suy nghĩ của mình trên điện thoại gửi về Báo Đồng Khởi, Báo SGGP mà không kịp giải thích.
Tôi biết bạn đọc đang nghĩ tôi nhầm và điều đó ảnh hưởng đến anh Lê Văn Thảo. Tôi đã nói với anh Lê Văn Thảo rồi. Anh Thảo có nói lại: “Anh so sánh thú vị đó!”.
Nay tôi muốn viết thêm đôi điều với bạn đọc, như một lời đính chính công luận.
VÕ THÀNH HẠO
Các tin, bài viết khác
-
Độc đáo quảng bá du lịch
-
“Bác sĩ” của sách cũ
-
Tìm về nét đẹp văn hóa truyền thống
-
Nhà văn Kim Hài: Lặng lẽ gieo mầm thiện
-
Mãi một niềm tin
-
Thử thách với thiết chế văn hóa phường xã
-
Khám phá Cuba từ “Người tình Havana”
-
Hơn 3,8 tỷ đồng sửa chữa, nâng cấp Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc
-
Chuỗi sự kiện về chuyên đề phụ nữ Việt Nam
-
Tài tử “Biệt động Sài Gòn” đột quỵ ở tuổi 65, từng thức trắng đêm lo không đủ tiền gửi vợ con