Bộ GD-ĐT cho biết, thực hiện Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06) của Chính phủ, đến nay, Bộ GD-ĐT đã đồng bộ và định danh 1,2 triệu trong tổng số 1,4 triệu hồ sơ về thông tin giáo viên, cán bộ quản lý và nhân viên ngành GD-ĐT, đạt tỷ lệ 75%. Bộ GD-ĐT cũng đã đồng bộ, làm giàu cho dữ liệu dân cư thông tin chuyên ngành GD-ĐT của khoảng 160.000 công dân.
Đối với nhiệm vụ thu thập, chuẩn hóa thông tin định danh của học sinh, hiện tại đang được triển khai và dự kiến hoàn thành đúng tiến độ đề ra. Dự kiến, với khối học sinh lớp 12 năm học 2021-2022, các địa phương sẽ rà soát, cập nhật thông tin để Bộ GD-ĐT đồng bộ với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư khoảng 900.000 hồ sơ thí sinh trong thời gian sớm nhất, phục vụ cho kỳ thi và tuyển sinh năm nay.
Về việc thu thập, chuẩn hóa và cập nhật thông tin định danh cá nhân học sinh bậc mầm non tới lớp 11, Bộ GD-ĐT đã giao Cục Công nghệ thông tin phối hợp với Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (Bộ Công an) xây dựng quy trình thu thập, xác minh thông tin định danh theo quy trình thống nhất.
Từ khoá :
Các tin, bài viết khác
-
Tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022: Phải chặt chẽ, bảo đảm quyền lợi người học
-
ĐH Quốc gia TPHCM ký kết hợp tác nhiều chương trình quan trọng với UBND TPHCM
-
TPHCM yêu cầu trường học không được ép buộc phụ huynh mua sách tham khảo
-
Quận 1: Chỉ tiêu và các mốc thời gian cần lưu ý khi tham gia tuyển sinh đầu cấp
-
Điểm trúng tuyển vào lớp 6 Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa là 63,5 điểm
-
Nhiều trường công bố điểm chuẩn đánh giá năng lực
-
Đà Nẵng đặc cách tốt nghiệp THPT đối với thí sinh mắc Covid-19
-
Bức xúc việc trường học bán sách giáo khoa kèm vở bài tập, dụng cụ, tài liệu...
-
Gánh nặng sách giáo khoa đầu năm học mới
-
Quận 1 tuyên dương và khen thưởng 1.566 học sinh và giáo viên có thành tích nổi bật