Dự án thử nghiệm tàu điện siêu tốc qua ống chân không

Tập đoàn đa quốc gia trong ngành thép ArcelorMittal (trụ sở tại Luxembourg) thông báo hợp tác cùng Viện Công nghệ Madras Ấn Độ (IIT Madras), với sự trợ giúp của Bộ Đường sắt quốc gia Ấn Độ để xây dựng một đoạn đường ống dài 400m và toa tàu thử nghiệm công nghệ tàu điện siêu tốc qua ống chân không, còn gọi là Hyperloop, đầu tiên tại Ấn Độ.

Hình ảnh mô phỏng dự án thử nghiệm công nghệ tàu điện siêu tốc qua ống chân không
Hình ảnh mô phỏng dự án thử nghiệm công nghệ tàu điện siêu tốc qua ống chân không

Công trình thử nghiệm sẽ được xây dựng tại bãi thí nghiệm khám phá Discovery Campus của IIT Madras tại ngoại ô thành phố Chennai, thuộc bang Tamil Nadu, phía Nam Ấn Độ, với thời gian hoàn thành dự kiến vào cuối tháng 3-2024. Công nghệ Hyperloop sử dụng nam châm điện công suất cao để đẩy các toa tàu bay qua một đường ống, với điều kiện gần như chân không bên trong lòng ống, cho phép tàu đi với tốc độ siêu nhanh, có thể lên tới 1.000km/ giờ.

Giới chuyên gia nhận định, ưu điểm nổi bật của công nghệ này là hiệu quả về thời gian và năng lượng so với các phương tiện như tàu siêu tốc đệm từ và máy bay, gây ít tác hại tới môi trường hơn do sử dụng điện và di chuyển hoàn toàn trong ống kính, cùng khả năng vận chuyển số lượng hành khách lớn.

Tin cùng chuyên mục