Dư luận trái chiều về Hiệp ước khí hậu Glasgow

Sau khi kéo dài thêm 1 ngày so với lịch trình, Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) đã bế mạc ngày 13-11 (giờ địa phương) tại Glasgow, Scotland (Vương quốc Anh), với việc tái khẳng định duy trì mục tiêu hạn chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu ở ngưỡng 1,5oC theo Hiệp định Paris. Giới lãnh đạo và các học giả đã có nhiều ý kiến khác nhau về Hiệp ước mới.
Các đại biểu tại một phiên thảo luận trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) tại Glasgow, Anh. Ảnh: TTXVN
Các đại biểu tại một phiên thảo luận trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) tại Glasgow, Anh. Ảnh: TTXVN

Ủy ban châu Âu (EC) cho biết, Hiệp ước khí hậu Glasgow duy trì các mục tiêu trong Hiệp định Paris năm 2015 về biến đổi khí hậu, tạo cho các nước cơ hội hạn chế mức tăng nhiệt trên toàn cầu ở 1,5oC.

Tuy nhiên, Chủ tịch EC, bà Ursula von der Leyen cho rằng sẽ không có thời gian để nghỉ ngơi bởi công việc khó khăn vẫn còn ở phía trước. Thủ tướng Anh Boris Johnson đánh giá Hiệp ước khí hậu Glasgow là bước tiến lớn, song vẫn còn một khối công việc đồ sộ phải làm trong những năm tới.

Tổng Thư ký Liên hiệp quốc Antonio Guterres đăng tải trên mạng xã hội Twitter: “Hiệp ước này là một bước tiến quan trọng, song vẫn chưa đủ”. Ông Antonio Guterres kêu gọi các nước phải kích hoạt chế độ khẩn cấp về khí hậu bởi cuộc chiến chống biến đổi khí hậu là cuộc chiến vì sinh mạng của mọi người dân trên thế giới và phải chiến thắng trong cuộc chiến này.

Ông Mohamed Adow, Giám đốc tổ chức tư vấn Power Shift Africa, bình luận: “Hội nghị thượng đỉnh tại COP26 mang ý nghĩa thành công về mặt ngoại giao hơn so với kết quả thực chất. Chúng tôi sẽ duy trì động lực trong năm tới để đòi hỏi sự hỗ trợ có ý nghĩa hơn, cho phép những người dễ bị tổn thương ứng phó với những tác động không thể đảo ngược của biến đổi khí hậu”.

Về phần mình, bà Jennifer Morgan, Giám đốc điều hành của tổ chức Hòa bình xanh quốc tế, cho rằng: “Vì lợi ích của tất cả các quốc gia, bao gồm cả những quốc gia vẫn sử dụng than, các quốc gia giàu có cần phải làm nhiều hơn nữa để hỗ trợ chuyển đổi sang năng lượng tái tạo. Tương lai của chúng ta phụ thuộc vào điều đó”.

Tin cùng chuyên mục