Đến thời “3 chung”, sau khi thi tốt nghiệp THPT, thí sinh lại tất bật với thi ĐH và CĐ do Bộ GD-ĐT ra đề. Từ năm 2015, “3 chung” chuyển thành “2 trong 1”, nhưng thực chất là biến thể của “3 chung”. Như vậy, chúng ta có thể thấy suốt gần 2 thập kỷ qua, chúng ta loay hoay mãi với việc thi cử. Mỗi lần thi đều có sạn, và mỗi năm mỗi nhặt sạn. Nhưng có lẽ dường như nhặt hoài không bao giờ hết sạn, với cách làm thiếu chiến lược dài hơi như hiện nay.
Thử nhìn lại thì sẽ thấy có sự bất ổn trong thi cử của chúng ta. Hơn một thập kỷ thi “3 chung” không được tổng kết, đánh giá, nhưng đùng một cái chuyển sang “2 trong 1”. Cả xã hội chới với! Học trò chới với, các trường chới với! Đến năm 2017 lại tiếp tục một “cải tiến”, khi gom các môn thi thành bài thi tổ hợp, bài thi trắc nghiệm. Nói là giảm còn 5 môn thi nhưng thực chất vẫn như cũ, thậm chí còn tăng thêm. Rõ ràng, điểm lại chúng ta sẽ thấy thủ lĩnh ngành chỉ loay hoay với việc thi cử, chuyện đơn giản ở xứ người nhưng lại phức tạp, tốn kém và hại não nhất ở xứ ta. Càng sốc hơn khi Bộ GD-ĐT âm thầm làm đề án cải tiến thi THPT quốc gia ngốn hết gần 750 tỷ đồng, thực tế là đề án mới nhưng nội dung… cũ.
Gần 2 thập kỷ với biết bao tiến sĩ, giáo sư và hàng vạn giáo viên, chuyên gia, nhưng Bộ GD-ĐT không thể huy động để đầu tư xây dựng ngân hàng đề thi quốc gia. Chúng ta đổi mới thi cử nhưng cái quan trọng nhất chúng ta lại không làm, đó là khâu đề thi. Thử hỏi trong ngân hàng đề thi của Bộ GD-ĐT hiện có bao nhiêu đề thi, cái hiện có lấy từ đâu và liệu có test một cách khoa học hay chưa? Cũng chính vì chỗ đề thi nên các trường không dám tổ chức thi riêng. Nếu Bộ GD-ĐT huy động, có sự chuẩn bị khoa học để xây dựng ngân hàng đề thi thì chắc chắn việc tuyển sinh ĐH là việc của các trường và trở nên nhẹ nhàng như mong muốn của bộ và của toàn xã hội. Nếu có sự chuẩn bị bài bản, công khai lộ trình, huy động những chuyên gia giàu kinh nghiệm làm đề thì không gì là không thể và xã hội cũng hết phản ứng đề dễ, đề dài - khó, đáp án chưa thỏa đáng… Đằng này chúng ta làm một cách vội vã, chắp vá nên năm nào cũng có vấn đề như nhầm điểm, vỡ trận, sập mạng, rối loạn xét tuyển.
Vậy chúng ta có cần phải thi hay không? Xin thưa có học là phải có thi. Nhưng chúng ta đừng thi theo kiểu áp đặt như hiện nay, lấy một mẫu số chung, một kết quả chung để hàng trăm cơ sở phải chấp nhận và sử dụng. Trong khi đó, mỗi ngành, mỗi trường đặc thù lại có những mục tiêu đào tạo khác nhau và có cách tuyển chọn khác nhau. Vậy việc đổi mới cách thi tuyển phải từ Bộ GD-ĐT, mà trước hết hãy trả việc xét tốt nghiệp về cho các sở GD-ĐT. Tiếp đó là tập trung nhân lực, tài lực xây dựng ngân hàng đề thi quốc gia để trường nào cần thì lấy để dùng.
Tiền chúng ta không thiếu, con người chúng ta cũng không thiếu nhưng chúng ta thiếu cách làm. Nếu hạ quyết tâm cải tiến một cách khoa học, dài hơi và công khai minh bạch thì chúng ta không phải loay hoay chuyện đổi mới thi cử như hiện nay.
Gần 2 thập kỷ với biết bao tiến sĩ, giáo sư và hàng vạn giáo viên, chuyên gia, nhưng Bộ GD-ĐT không thể huy động để đầu tư xây dựng ngân hàng đề thi quốc gia. Chúng ta đổi mới thi cử nhưng cái quan trọng nhất chúng ta lại không làm, đó là khâu đề thi. Thử hỏi trong ngân hàng đề thi của Bộ GD-ĐT hiện có bao nhiêu đề thi, cái hiện có lấy từ đâu và liệu có test một cách khoa học hay chưa? Cũng chính vì chỗ đề thi nên các trường không dám tổ chức thi riêng. Nếu Bộ GD-ĐT huy động, có sự chuẩn bị khoa học để xây dựng ngân hàng đề thi thì chắc chắn việc tuyển sinh ĐH là việc của các trường và trở nên nhẹ nhàng như mong muốn của bộ và của toàn xã hội. Nếu có sự chuẩn bị bài bản, công khai lộ trình, huy động những chuyên gia giàu kinh nghiệm làm đề thì không gì là không thể và xã hội cũng hết phản ứng đề dễ, đề dài - khó, đáp án chưa thỏa đáng… Đằng này chúng ta làm một cách vội vã, chắp vá nên năm nào cũng có vấn đề như nhầm điểm, vỡ trận, sập mạng, rối loạn xét tuyển.
Vậy chúng ta có cần phải thi hay không? Xin thưa có học là phải có thi. Nhưng chúng ta đừng thi theo kiểu áp đặt như hiện nay, lấy một mẫu số chung, một kết quả chung để hàng trăm cơ sở phải chấp nhận và sử dụng. Trong khi đó, mỗi ngành, mỗi trường đặc thù lại có những mục tiêu đào tạo khác nhau và có cách tuyển chọn khác nhau. Vậy việc đổi mới cách thi tuyển phải từ Bộ GD-ĐT, mà trước hết hãy trả việc xét tốt nghiệp về cho các sở GD-ĐT. Tiếp đó là tập trung nhân lực, tài lực xây dựng ngân hàng đề thi quốc gia để trường nào cần thì lấy để dùng.
Tiền chúng ta không thiếu, con người chúng ta cũng không thiếu nhưng chúng ta thiếu cách làm. Nếu hạ quyết tâm cải tiến một cách khoa học, dài hơi và công khai minh bạch thì chúng ta không phải loay hoay chuyện đổi mới thi cử như hiện nay.