Theo quy định tại khoản 2, Điều 33 Nghị định 83/2014, thì “trên cơ sở nhu cầu định hướng về xăng dầu nhập khẩu, thực tế tiêu thụ nội địa năm trước liền kề và đăng ký của thương nhân, Bộ Công thương giao hạn mức nhập khẩu tối thiểu phục vụ tiêu thụ nội địa cả năm theo cơ cấu chủng loại cho từng thương nhân có giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu để làm thủ tục nhập khẩu với cơ quan hải quan”. Quy định này đang được đánh giá là bị “lỗi thời”, tạo thêm cơ chế xin - cho, có lợi cho những doanh nghiệp (DN) nắm giữ vị trí thống lĩnh thị trường và làm mất đi tính cạnh tranh, cũng như dẫn đến nguy cơ gây lũng đoạn thị trường xăng dầu.
“Với quy định trên được hiểu là đối với sản phẩm xăng dầu, Nhà nước quản lý bằng phương thức sử dụng mệnh lệnh hành chính, buộc DN phải nhập khẩu một số lượng xăng dầu tối thiểu hàng năm. Phương thức này có thể thích hợp trong bối cảnh trước đây, khi số lượng đầu mối xăng dầu hạn chế chỉ ở một số ít DN theo chỉ định của Bộ Công thương. Nhưng hiện nay, khi quyền nhập khẩu xăng dầu về nguyên tắc đã được mở cho bất kỳ DN nào đáp ứng các điều kiện và các DN này phải tuân thủ pháp luật cạnh tranh. Việc lo ngại về tình trạng độc quyền gây thiếu hụt nguồn cung như quy định là không thỏa đáng. Do đó, nên xem xét bỏ hạn mức tối thiểu nhập khẩu xăng dầu hàng năm do Bộ Công thương phân giao”, đại diện VCCI đề nghị.
“Với quy định trên được hiểu là đối với sản phẩm xăng dầu, Nhà nước quản lý bằng phương thức sử dụng mệnh lệnh hành chính, buộc DN phải nhập khẩu một số lượng xăng dầu tối thiểu hàng năm. Phương thức này có thể thích hợp trong bối cảnh trước đây, khi số lượng đầu mối xăng dầu hạn chế chỉ ở một số ít DN theo chỉ định của Bộ Công thương. Nhưng hiện nay, khi quyền nhập khẩu xăng dầu về nguyên tắc đã được mở cho bất kỳ DN nào đáp ứng các điều kiện và các DN này phải tuân thủ pháp luật cạnh tranh. Việc lo ngại về tình trạng độc quyền gây thiếu hụt nguồn cung như quy định là không thỏa đáng. Do đó, nên xem xét bỏ hạn mức tối thiểu nhập khẩu xăng dầu hàng năm do Bộ Công thương phân giao”, đại diện VCCI đề nghị.
Trên thực tế, hiện nay Bộ Công thương đang cấp phép cho 27 DN kinh doanh xăng dầu đầu mối, trong đó có 3 DN chỉ kinh doanh nhiên liệu bay. Đối với các điều kiện kinh doanh tại Nghị định 83, do khá khắt khe nên chỉ một số ít thương nhân có tiềm lực tài chính mạnh mới có thể tham gia thị trường. Do vậy, việc VCCI lo ngại nguy cơ khiến thị trường xăng dầu có thể bị lũng đoạn là hoàn toàn có cơ sở. Mặt khác, thay vì “siết” thì cần giảm bớt các điều kiện kinh doanh để nhiều chủ thể kinh doanh có thể tham gia vào hoạt động nhập khẩu xăng dầu, qua đó bảo đảm nguồn cung trên thị trường. Song song đó, phải sử dụng triệt để công cụ quản lý cạnh tranh (pháp luật cạnh tranh) để kiểm soát hoạt động của các DN này.
Theo phân tích của VCCI, khi thị trường xăng dầu đã được quản lý theo cơ chế mở, vấn đề nguồn cung, nhu cầu của người tiêu dùng thuần túy là vấn đề của thị trường. Nếu nhu cầu của thị trường tăng cao, DN sẽ nhập khẩu xăng dầu với số lượng lớn để đáp ứng và ngược lại. Như vậy, nguồn cung của xăng dầu sẽ dựa vào quy luật của thị trường quyết định. Bởi trong trường hợp nhu cầu của thị trường không lớn, hoặc lượng xăng dầu đang có trong nội địa đủ cung ứng được cho thị trường thì việc DN tiếp tục phải nhập khẩu cho đạt hạn mức nhập khẩu tối thiểu sẽ khiến các DN rơi vào tình trạng khó khăn.
Ý kiến của nhiều chuyên gia cũng cho rằng, việc bỏ hạn mức nhập khẩu tối thiểu là cần thiết, để các DN đầu mối xăng dầu cạnh tranh với nhau nhằm có giá cả hợp lý. Chưa kể, việc nhập khẩu xăng dầu còn liên quan rất nhiều thứ về hạ tầng kho bãi, vận chuyển, đường ống… Nếu đưa ra hạn mức tối thiểu, nhiều khả năng các DN nhỏ không thể đáp ứng được do năng lực tài chính hạn chế, quyền lực sẽ tập trung về một số ít thương nhân đầu mối. Điều đó dẫn tới sự thiếu minh bạch và tạo ra dư địa cho tình trạng mất cân bằng, phân biệt đối xử giữa các DN nhập khẩu xăng dầu; dễ dẫn tới những tác động tiêu cực đáng quan ngại.