Giải cứu hoa hồng đen quý hiếm

Hoa hồng đen là một trong những giống hồng được giới yêu hoa săn lùng ráo riết bởi vẻ đẹp cuốn hút khó cưỡng và độ quý hiếm bậc nhất của nó. Thị trấn Halfeti là nơi duy nhất ở Thổ Nhĩ Kỳ sở hữu giống hoa hồng đen huyền bí. Tuy nhiên, số lượng hoa ở đây còn rất ít và chúng từng bị đe dọa tuyệt chủng.
Hoa hồng ở Halfeti được thu hoạch và sấy khô làm trà
Hoa hồng ở Halfeti được thu hoạch và sấy khô làm trà

Loài hồng đen, còn được gọi với cái tên Karagul trong tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, có nhiều gai hơn các loài hoa hồng khác. Khi ở dạng nụ, loài hoa này có màu đen, nhưng khi hoa nở to, màu đỏ dần xuất hiện. Halfeti là một thị trấn nhỏ ở Thổ Nhĩ Kỳ, thuộc tỉnh Shangle Urfa, bên bờ sông Euphrates, cách thủ phủ Shangle Urfa 120km. Đây là nơi duy nhất trên thế giới trồng được loại hoa hồng đen quý hiếm, bởi chỉ có thổ nhưỡng đặc biệt và độ pH của nước ngầm riêng của sông Euphrates mới đủ điều kiện cho loại hoa hồng này sinh trưởng.

Giới chuyên gia cho biết, không có nơi nào khác trên thế giới tồn tại loại hoa có màu sắc độc đáo như ở Halfeti. Theo ông Ali Ikinci - nhà thực vật học và là giáo sư tại Đại học Harran ở tỉnh Sanliurfa, hiện trên thế giới có 20 loại hoa hồng đen, trong đó có 16 loại ở Thổ Nhĩ Kỳ. Chuyên gia này nói rằng, Karagul không phải là loài hoa hồng bản địa tại Halfeti, nhưng môi trường sinh thái, khí hậu và thổ nhưỡng đặc biệt khiến hoa ở đây có màu sẫm hơn. Nếu trồng ở một nơi khác, hoa sẽ không có màu đen hoặc sẫm như vậy. Dù sở hữu giống hoa hồng đen quý hiếm nhưng số lượng hoa ở Halfeti rất ít, và chúng từng đối mặt nguy cơ tuyệt chủng khi cư dân Halfeli phải di dời sang một địa điểm khác để nhường đất cho công trình đập thủy điện Birecik trên sông Euphrates vào năm 1990. Sau khi đập hoàn thành, địa điểm Halfeti cũ cùng nhiều khu vực xung quanh đã bị ngập nước, loài hoa quý hiếm cùng hàng chục khu khảo cổ ở Lưỡng Hà cổ đại có nguy cơ bị nhấn chìm. Thị trấn Halfeti mới được chuyển sang xây dựng trên vùng đất cách vị trí cũ khoảng 10km. Người dân Halfeti đã cùng hợp lực giải cứu hoa hồng.  

Một quan chức phụ trách công tác bảo tồn giống hoa hồng cho biết, người dân địa phương từng thờ ơ với giống hoa hồng đen và không biết đây là giống hoa quý hiếm. Theo quan chức này, họ đã chuyển hoa hồng đen lên vùng đất cao hơn và trồng trong nhà kính. Tại vùng đất cao của Halfeti, một nhà kính do cơ quan nông nghiệp của thị trấn quản lý trồng được 1.000 bông hồng. Hiện cư dân Halfeti mong muốn biến loài hoa hồng quý hiếm này thành một thương hiệu, kể từ khi lĩnh vực trồng, kinh doanh hoa hồng của Thổ Nhĩ Kỳ nở rộ. Một số nhà vườn đang tích cực quảng bá hoa hồng đen với du khách. Anh Devrim Tutus, 28 tuổi, ở Halfeti, đã sớm nhận ra được tiềm năng của lĩnh vực kinh doanh hoa hồng. Hiện anh cung cấp hoa cho thành phố Istanbul để phục vụ nhu cầu sản xuất nước hoa, kem hay rượu Karagul. Tỉnh miền Tây Isparta, vốn được mệnh danh là “vườn hồng” của Thổ Nhĩ Kỳ, chiếm ưu thế trong lĩnh vực trồng, kinh doanh hoa hồng. Anh Tutus tin rằng thị trấn Halfeti cũng có tiềm năng lớn tương tự như tỉnh Isparta.

Halfeti cũng là quê hương của loài hoa hồng xanh đặc biệt có hình dáng giống một loài cỏ dại. “Nó vẫn còn bí ẩn. Một số người dân địa phương đã trồng hồng xanh trong vườn của họ, nhưng vì nó không thơm nên không thu hút được sự chú ý”, nhà thực vật A.Ikinci nói. Frederic Achille, Phó Giám đốc Vườn bách thảo của Bảo tàng Lịch sử tự nhiên ở Paris, Pháp, cho rằng, bông hoa xanh “chỉ là một khác lạ trong các vườn hồng” và được các vườn ươm của Anh giới thiệu ở châu Âu từ những năm 1856. Nhưng điều đó không ngăn cản Halfeti tận dụng những kho báu thực sự ẩn giấu. Một số người làm vườn nghiệp dư còn quảng bá hoa hồng đen cho khách du lịch cùng với các tour du lịch bằng thuyền để xem các hang động dưới nước.

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Ban tổ chức, Ban giám khảo và các thí sinh tại Liên hoan Sáo, Kèn điện tử toàn quốc lần thứ nhất năm 2024. Ảnh: THÚY BÌNH

Liên hoan Sáo, Kèn điện tử toàn quốc lần thứ nhất năm 2024

Chiều 14-12, tại Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật TPHCM, Hội Âm nhạc TPHCM phối hợp với Công ty TNHH Việt Trang Music và Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật TPHCM tổ chức vòng chung kết Liên hoan Sáo, Kèn điện tử toàn quốc lần thứ nhất năm 2024.

Lễ hội truyền thống (Lễ Kỳ yên) Đình Phong Phú năm 2024

Lễ hội truyền thống Đình Phong Phú năm 2024

Sáng 14-12, tại Di tích Quốc gia Đình Phong Phú, UBND phường Tăng Nhơn Phú B, Ban Tổ chức Lễ hội truyền thống Đình Phong Phú năm 2024, trang trọng tổ chức Lễ hội truyền thống (Lễ Kỳ yên) năm 2024.

NSND Thúy Hường đóng phim ngắn

NSND Thúy Hường đóng phim ngắn

Là nghệ sĩ quan họ gạo cội, NSND Thúy Hường nhận lời tham gia bộ phim ngắn "Mộng uyên ương", mà theo đạo diễn, phim chứa đựng một trải nghiệm rất riêng tư với người xem.

Củ Chi ra mắt Không gian trải nghiệm sân khấu lịch sử truyền thống “Đất thép” - Địa đạo an toàn nhất là lòng dân

Củ Chi ra mắt Không gian trải nghiệm sân khấu lịch sử truyền thống “Đất thép” - Địa đạo an toàn nhất là lòng dân

Tối 12-12, Huyện ủy - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Củ Chi tổ chức Lễ ra mắt chương trình Không gian trải nghiệm sân khấu lịch sử truyền thống “Đất thép” - Địa đạo an toàn nhất là lòng dân. Đến dự có đồng chí Nguyễn Thị Lệ, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TPHCM;Trung tướng Nguyễn Văn Nam, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Tư lệnh Bộ Tư lệnh TPHCM.

Thiếu tướng Đỗ Triệu Phong, Cục trưởng Cục Truyền thông CAND chia sẻ tại lễ ra mắt series phim hình sự Đội điều tra số 7

Phim hình sự "Đội điều tra số 7" ra mắt phần 2

Điện ảnh Công an Nhân dân (CAND) vừa ra mắt phần 2 của series phim "Đội điều tra số 7: Gương mặt vặn vẹo". Đây là tác phẩm tâm huyết của đạo diễn trẻ Đinh Tuấn Vũ và biên kịch, Thiếu tá Vũ Liêm - người đã góp phần vào nhiều kịch bản phim hình sự nổi tiếng.

Phát triển công nghiệp văn hóa ở TPHCM: Xây dựng hạ tầng văn hóa là nền tảng tất yếu

Phát triển công nghiệp văn hóa ở TPHCM: Xây dựng hạ tầng văn hóa là nền tảng tất yếu

Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, công nghiệp văn hóa đang nổi lên như một trụ cột quan trọng. Việc thúc đẩy công nghiệp văn hóa tại TPHCM không chỉ đóng góp vào sự gia tăng GRDP, tạo việc làm và thúc đẩy kinh tế sáng tạo mà còn nâng cao vị thế của thành phố, một đô thị sáng tạo của thế giới.

"Cô giáo" thầm lặng 12 năm mở lớp dạy làm bánh miễn phí

"Cô giáo" thầm lặng 12 năm mở lớp dạy làm bánh miễn phí

Sau khi nghỉ hưu, với quan niệm “Dạy làm bánh miễn phí là cách tôi trả ơn đời”, bà Nguyễn Thị Hồng Hạnh (74 tuổi, ngụ tại quận Bình Thạnh, TPHCM) đã mở lớp dạy làm bánh miễn phí. Suốt 12 năm nay, lớp học nhỏ của bà đã giúp nhiều người học thêm kỹ năng làm bánh, có nghề tay trái.