Sáng 3-8, Báo SGGP tổ chức tọa đàm “Báo chí góp phần lan tỏa những giá trị tích cực”, trong khuôn khổ chương trình họp mặt ba báo Đảng kết nghĩa năm 2019 (mở rộng).
Lấy cái đẹp để dẹp cái xấu
Sự kết nghĩa 3 đơn vị báo Đảng: Hà Nội Mới, Thừa Thiên - Huế và SGGP là bước tiếp nối tinh thần thắm thiết keo sơn Hà Nội – Huế - Sài Gòn có từ gần 60 năm về trước. Trong chương trình họp mặt ba báo Đảng kết nghĩa năm 2019 (mở rộng) tại TPHCM, các báo gặp nhau ở tư tưởng và cùng chung niềm mong mỏi là chia sẻ, lan tỏa các giá trị tốt đẹp.
Chia sẻ kinh nghiệm tuyên tuyền những mặt tích cực, đồng chí Nguyễn Hoàng Long, TBT Báo Hà Nội Mới cho biết, Báo Hà Nội Mới thường xuyên có chuyên trang, chuyên mục về người tốt việc tốt, các gương điển hình. Tổng lượng tin, bài về giá trị tích cực chiếm khoảng 25%-30% lượng tin, bài trên mặt báo.
Để làm được nội dung tuyên truyền một cách phong phú, sinh động, Báo Hà Nội Mới phối hợp chặt chẽ với Ban Thi đua – Khen thưởng thành phố Hà Nội, kịp thời phát hiện, giới thiệu các gương điển hình tiên tiến trong mọi mặt đời sống xã hội.
“Bài viết về điển hình tích cực phải chặt chẽ, sinh động và thuyết phục. Ví dụ: viết về ông A làm việc tốt thì đơn thuần ông A chỉ kể về cách làm của mình, còn phần đánh giá thế nào, phóng viên phải gặp người khác để lấy ý kiến thẩm định, nhận xét. Không tự làm tự khen”, TBT Báo Hà Nội Mới chia sẻ về một tiêu chí quan trọng khi viết gương người tốt. |
Với trách nhiệm của mình, Báo Thừa Thiên - Huế đã có chuyên mục “Người tốt – Việc tốt”, “Hoa đời thường”…; các ấn phẩm của báo đều chú trọng đăng tải những nhân vật, những tấm gương sống đẹp làm lay động lòng người, kể cả những hành động nhỏ. Khi phản ánh, điều tra các mặt trái của cuộc sống, Báo Thừa Thiên - Huế đều đặt ra trách nhiệm, kêu gọi sự vào cuộc của cơ quan chức năng để sớm giải quyết vấn đề.
Phó TBT Báo Thừa Thiên Huế nhìn nhận, thông tin những giá trị tích cực, những tấm gương điển hình sẽ tạo thêm những hạt giống tử tế, tạo sức đề kháng cho niềm tin trong xã hội vốn đang bị lung lay.
Báo không chỉ nói, mà còn hành động
Tại TPHCM – đầu tàu kinh tế của cả nước, Báo SGGP thời gian qua đã chủ động tăng cường thông tin, lan tỏa về những giá trị tích cực. Báo SGGP ý thức song song với việc “chống” thì phải tăng cường “xây”, và “chống” cũng trên tinh thần xây dựng, “chống” là để “xây”.
Bên cạnh đó, Báo SGGP thiết lập các vệt, đợt tuyên truyền; mở chuyên trang, chuyên mục đáp ứng yêu cầu thực tế.
Cụ thể, chuyên mục “Theo gương Bác” nêu các gương điển hình học tập và làm theo Bác; chuyên trang “Thành phố sáng tạo” phát huy sức sáng tạo trong mọi tầng lớp nhân dân để xây dựng TPHCM; chuyên trang “Nhịp cầu nhân ái”, kết nối các tấm lòng thảo thơm nhằm giúp đỡ những mảnh đời còn khó khăn.
Bài bản hơn, có tính lâu dài hơn, ngay từ năm 2000, Báo SGGP đã khởi xướng, xây dựng một loạt các chương trình giải thưởng khác nhau trên mọi lĩnh vực, để phát hiện, tôn vinh, lan tỏa các giá trị cống hiến của cộng đồng, góp phần phát triển TPHCM và cả nước.
Cụ thể: giải thưởng Võ Trường Toản tôn vinh các gương giáo viên dạy giỏi của TPHCM; giải thưởng Tôn Đức Thắng nhằm phát hiện, tôn vinh những gương lao động sáng tạo trong công nhân lao động TPHCM (hai giải thưởng này đã trở thành giải thưởng cấp thành phố); giải thưởng Quả bóng vàng tôn vinh cầu thủ giỏi, đã trở thành giải thưởng mang tầm quốc gia; học bổng Nguyễn Văn Hưởng hỗ trợ sinh viên nghèo ngành y học giỏi…
Nhiều trường hợp được học bổng của Báo SGGP tiếp sức, đã học hành thành danh, đóng góp cho cộng đồng và quay trở lại đóng góp cho quỹ học bổng. Quỹ tiếp tục được nhân lên, điều tốt đẹp tiếp tục được lan tỏa, hỗ trợ nhiều hơn đến người khác.
“Báo SGGP không chỉ tuyên truyền trên mặt báo, mà còn bằng hoạt động cụ thể, tạo giá trị thiết thực tới bạn đọc, cộng đồng”, đồng chí Phạm Trường chia sẻ.
“Đó có thể chỉ là một tủ quần áo cũ tặng lại cho người cần, tủ bánh mỳ miễn phí nhưng lại có ý nghĩa rất lớn, tạo nên hình ảnh đẹp trong cuộc sống. Từ các bài viết trên Báo Long An, tại tỉnh nhà xuất hiện thêm nhiều mô hình hay được nhân rộng, được người dân tích cực hưởng ứng”, đồng chí Châu Hồng Khá cho hay. |
Cần có giải thưởng ghi nhận đóng góp của nông dân
Tham gia thảo luận tại buổi tọa đàm, đồng chí Cao Xuân Phách, nguyên TBT Báo SGGP đánh giá cao nội dung buổi tọa đàm bởi đây là những thông tin mà xã hội hết sức quan tâm. Lan tỏa những giá trị tích cực không phải là nhiệm vụ mới mà là nó thuộc về chức năng của báo chí cách mạng, trước hết là báo Đảng. 30 năm trước, nhiều Nghị quyết của Đảng đều đề cập đến việc xây dựng giá trị bản sắc của con người Việt Nam, do đó, Báo SGGP phát động cuộc thi người tốt việc tốt là rất cần thiết.
Một băn khoăn mà đồng chí Cao Xuân Phách đề cập là hiện nay, nhiều người mất niềm tin vào Đảng vì trong Đảng, trong xã hội lan truyền rất nhiều cái xấu, cái ác.
“Trong Nghị quyết của Đảng cũng đã nói, một bộ phận không nhỏ đảng viên suy thoái đạo đức, nghĩa là có, vì vậy báo chí cần đẩy mạnh tuyên truyền những cái tốt đề điều chỉnh những cái lệch lạc trong xã hội”, đồng chí Cao Xuân Phách bày tỏ.
Theo đồng chí Cao Xuân Phách, với nhiệm vụ vừa “xây” vừa “chống” của báo chí, nếu trước đây “xây” là chủ yếu thì hiện nay “chống” là rất cần thiết.
“Dân gian nói “tiếng lành đồn gần, tiếng dữ đồn xa”, nay báo chí phải nỗ lực để tiếng lành đồn xa hơn, muốn vậy thì báo chí phải tích cực đánh cái ác, đánh cái tiêu cực, đánh tham nhũng, có như vậy thì ắt tiếng lành đồn xa gấp đôi tiếng dữ. Mỗi công cuộc đánh tham nhũng thành công trong bối cảnh hiện nay là giá trị nhân gấp đôi. Tựu trung lại, làm cho giá trị tốt đẹp lan tỏa hơn là rất cần thiết nhưng báo Đảng phải tham gia tích cực vào việc chống tiêu cực, chống suy thoái, có song hành 2 mặt như vậy thì giá trị mới lan tỏa”, đồng chí Cao Xuân Phách khẳng định. |
Phát biểu kết thúc buổi tọa đàm, đồng chí Nguyễn Tấn Phong đánh giá cao các tham luận và ý kiến trao đổi của các đại biểu tham dự, đồng thời tiếp thu những đề xuất, góp ý đối với Báo SGGP.
Theo đồng Nguyễn Tấn Phong, các tham luận đều rất thiết thực, khẳng định được sự cần thiết, cấp bách trong việc tuyên truyền để các gương người tốt việc tốt lan tỏa trong cuộc sống. Lâu nay, các báo đều tổ chức các chuyên trang, chuyên mục, tuyên truyền các nhân tố mới, gương điển hình. Song, Báo SGGP có làm nhưng làm còn hạn chế, bài viết còn đơn giản, sơ xài, chưa đủ thuyết phục dẫn đến sự lan tỏa chưa cao.
Đồng chí NGUYỄN TÔN HOÀN, TBT Báo Đồng Nai: Trách nhiệm của báo chí ngày càng lớnVai trò tuyên truyền về người tốt việc tốt ở các cấp, các ngành, các địa phương của các cơ quan báo chí là rất quan trọng. Lâu nay, các báo đều có các chuyên trang, chuyên mục thông tin về người tốt việc tốt. Song, trong bối cảnh truyền thông bùng nổ phức tạp như hiện nay, truyền thông xã hội ngày càng phát triển mạnh mẽ thì trách nhiệm của báo chí, nhất là báo chí trong hệ thống báo Đảng càng lớn. Báo Đồng Nai cũng chung dòng chảy đó, không chỉ thực hiện nhiệm vụ thông tin các chính sách của Đảng và Nhà nước, Báo Đồng Nai cũng có những chuyên mục lan tỏa gương người tốt việc tốt như chuyên mục Nét đẹp đời thường đã duy trì và gìn giữ hơn Ngoài ra còn Báo Đồng Nai còn tổ chức nhiều cuộc thi như “Biên Hòa - Đồng Nai trong tôi” thu hút nhiều bài viết cảm xúc và được bạn đọc hưởng ứng; hay cuộc thi viết về những người làm công tác tại MTTQ các cấp; thực hiện chuyên trang thi đua yêu nước, nhất là các điển hình về phong trào xây dựng nông thôn mới… Qua đó tuyên truyền tích cực các chương trình, phong trào thi đua yêu nước, giới thiệu các tập thể, cá nhân điển hình. Tọa đàm là dịp để Báo Đồng Nai học hỏi, tính toán, tổ chức lại các chuyên trang, chuyên mục nhằm tuyên truyền về các gương người tốt việc tốt sâu, đậm hơn nhằm lan tỏa các giá trị tốt đẹp. Đồng chí LÊ TIỀN TUYẾN, nguyên Phó TBT Báo SGGP, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Hội nhà báo Việt Nam: Báo SGGP phải kết nối với báo chí các vùng, phát huy sức mạnh chung Đồng chí Lê Tiền Tuyến, nguyên Phó TBT Báo SGGP (hàng đầu). Ảnh: HOÀNG HÙNG Chưa bao giờ trên mặt báo lại nhiều thông tin "u ám" như hiện nay, mở báo ra là cướp, giết, ma túy, tai nạn giao thông. Nếu thông tin cứ như vậy thì bất an quá. Thực tế tỷ lệ tình trạng đó xảy ra không nhiều, song thông tin lan truyền quá nhiều khiến xã hội bất an, qua đó cho thấy, nội dung tọa đàm hôm nay là hết sức cấp bách. Về hình thức và nội dung cuộc thi “Phóng sự - ký sự báo chí Người tốt – Việc tốt”, nên đặt lại tên cho cuộc thi để bao hàm hơn, rộng hơn và có sức hút hơn với bạn đọc. Báo SGGP cũng cần có một kế hoạch xuất bản cụ thể, định kỳ; công tác kiểm tra, thẩm định bài vở phải thật thận trọng, thà ít nhưng chất lượng và đảm bảo tính xác thực. Đặc biệt, Báo SGGP phải kết nối với báo chí các vùng, các tỉnh thành, phát huy sức mạnh chung để sức lan tỏa mạnh mẽ hơn, nhằm góp phần xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn, xây dựng một xã hội có chiều sâu hơn. |