Trong đó, DN vốn đầu tư nước ngoài (FDI) của ngành công nghiệp chế biến chế tạo có khoảng hơn 860 DN, chiếm 20,7% tổng số doanh nghiệp FDI. Còn xét theo ngành công nghiệp trọng yếu, toàn thành phố có hơn 21.800 cơ sở sản xuất, chiếm 39,6% trong tổng số cơ sở ngành công nghiệp của toàn thành phố. Trong đó, có hơn 9.800 DN, chiếm 17,9% trong tổng số DN công nghiệp.
Hiện 4 ngành công nghiệp trọng yếu chiếm 9,86% GRDP thành phố, với tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng bình quân 9,22%/năm, cao hơn mức tăng trưởng kinh tế thành phố (8,32%/năm). Về chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) giai đoạn 2016-2020, chỉ số sản xuất của 4 ngành công nghiệp trọng yếu ước tăng 8,56%/năm, cao hơn mức tăng chung của toàn ngành công nghiệp ước tăng bình quân 7,86%/năm.
Do vậy, việc hỗ trợ DN ngành trọng yếu phát triển đồng nghĩa với việc gia tăng nội lực, duy trì đà tăng trưởng phát triển công nghiệp của thành phố. Trước hết, TPHCM sẽ hoàn thành công tác điều chỉnh quy hoạch khu công nghiệp thành phố; xây dựng khu công nghiệp mới với diện tích hơn 360ha để tạo quỹ đất phục vụ phát triển công nghiệp công nghệ cao, đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp; nghiên cứu đề ra các chính sách hỗ trợ mới, tối ưu nhất trong thẩm quyền của thành phố.
Từ khoá :
Các tin, bài viết khác
-
Những thực phẩm giúp cải thiện triệu chứng hậu Covid-19
-
Giữ ổn định mặt bằng giá thị trường
-
Được tặng quà khi mua sắm tại siêu thị Finelife
-
Doanh nghiệp bắt nhịp xu hướng thực phẩm sau đại dịch
-
Co.opXtra Linh Trung bắt tay Điện máy Thiên Nam Hòa
-
Hội chợ Công thương khu vực ĐBSCL - Hậu Giang
-
Co.op Food bán lưu động hàng bình ổn
-
Giá trứng gia cầm tại ĐBSCL tăng
-
Khuyến mãi tập trung mang lại lợi ích kép
-
Xoay xở để có hàng hóa giá tốt cho người dân