Hoàng Thành Thăng Long rộng cửa đón người yêu thơ

Ngày 24-2, Ngày Thơ Việt Nam lần thứ 22 với chủ đề “Bản hòa âm đất nước” tại Hoàng Thành Thăng Long (Hà Nội) đã rộng cửa đón đông đảo người yêu thơ tại Thủ đô và nhiều tỉnh lân cận về tham dự.

Đường thơ được trang trí bằng những mầm lá non cách điệu, với họa tiết trên trang phục của đồng bào các dân tộc Việt Nam. Trên mỗi mầm lá viết một câu thơ hay do Ban tổ chức tuyển chọn
Đường thơ được trang trí bằng những mầm lá non cách điệu, với họa tiết trên trang phục của đồng bào các dân tộc Việt Nam. Trên mỗi mầm lá viết một câu thơ hay do Ban tổ chức tuyển chọn

Ngày thơ đã trở thành một lễ hội đặc biệt giữa các lễ hội văn hóa trong những ngày đầu Xuân. Và điểm nhấn quan trọng của tất cả ngày thơ vẫn là đêm thơ trong ngày Rằm tháng giêng. Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, bày tỏ niềm hứng khởi khi thơ ca của các dân tộc với những vẻ đẹp riêng biệt cùng vang lên tại một không gian văn hóa và lịch sử Hoàng thành Thăng Long.

tho-1-5015.jpg
Đêm thơ Nguyên Tiêu tổ chức vào ngày Rằm tháng giêng, nên vầng trăng được chọn làm ngôn ngữ thiết kế không gian mỹ thuật. Cổng thơ là những vầng trăng non trên hành trình tròn đầy vào đúng ngày Rằm

"Trong không gian linh thiêng ấy, giọng nói của các nhà thơ đại diện cho các dân tộc Việt Nam vang lên. Đó thực sự là một điều kỳ diệu. Khách đến tham quan sẽ có cơ hội tìm hiểu những vẻ đẹp của thơ ca và của nhiều vùng văn hóa khác nhau thông qua thơ ca của các dân tộc Kinh, Tày, Mường, Pa Dí, Dáy, Khmer, Chăm, Hoa...", nhà thơ Nguyễn Quang Thiều nhấn mạnh.

Ngày thơ năm nay sẽ diễn ra tại toàn bộ khuôn viên bãi cỏ trước cửa Đoan Môn ở Hoàng thành Thăng Long. Các sự kiện chính diễn ra trên trục thần đạo của Hoàng thành Thăng Long, từ cửa Đoan Môn đến Cột cờ Hà Nội. Các hoạt động của Ngày thơ bố trí cấu trúc trên toàn bộ trục thần đạo, khán giả và người tham dự đi từ cổng thơ, đến đường thơ, qua "Nhà ký ức" đến cây thơ và cuối cùng là sân khấu chính diễn ra đêm thơ...

tho-4-7610.jpg
Không gian "Nhà ký ức" theo hình dáng kiến trúc một ngôi nhà dài của đồng bào Tây Nguyên

Trên chính giữa trục thần đạo, năm nay, Ban Tổ chức tiếp tục xây dựng không gian "Nhà ký ức" theo hình dáng kiến trúc một ngôi nhà dài của đồng bào Tây Nguyên. Nơi đây sẽ trưng bày kỷ vật, hiện vật, tác phẩm của 12 nhà thơ tiêu biểu, đứng đầu là nhà thơ - Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng 11 nhà thơ người dân tộc đã được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật.

tho-5-2702.jpg
Mặc cho những cơn mưa xuân nặng hạt, nhiều bạn trẻ đã có mặt và tham dự tại Ngày Thơ Việt Nam lần thứ 22 từ sớm

Ngoài sân khấu thơ như một điểm nhấn quan trọng, sáng 24-2, tại đây các nhà thơ đã cùng tham dự thảo thơ "Từ bản lĩnh đến bản sắc của nhà thơ", do nhà thơ Nguyễn Bình Phương, Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, chủ trì cùng những cuộc giao lưu giữa nhà thơ và bạn đọc để ký tặng sách và trò chuyện.

tho-2-1150.jpg
Sắc mầu các dân tộc nổi bật trong các trang trí, thiết kế của Ngày Thơ Việt Nam lần thứ 22

Ngày thơ thực sự là một hoạt động đặc biệt để tôn vinh thơ ca và lan tỏa vẻ đẹp và sự cần thiết của thơ ca rộng sâu hơn nữa trong đời sống. Tại đây, các nhà thơ thấu hiểu hơn vẻ đẹp và sứ mệnh trong sự sáng tạo thơ ca của mình. Họ nhận thấy cả cộng đồng đang đợi chờ vào những sáng tạo thơ ca của họ, họ tìm thấy sự gắn kết kỳ lạ giữa con người với con người, giữa cá nhân họ và cộng đồng rộng lớn. Đó là nguồn cảm hứng lớn lao cho sự sáng tạo lặng lẽ.

tho-6-4145.jpg
Sân khấu chính, nơi sẽ diễn ra đêm thơ mang tên "Bản hòa âm đất nước"

Tin cùng chuyên mục