Hướng dẫn tổ chức kỳ thi nghề phổ thông

Sở GD-ĐT TPHCM vừa có văn bản gửi trưởng phòng GD-ĐT TP Thủ Đức và 21 quận, huyện, hiệu trưởng các trường THPT, giám đốc các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên về hướng dẫn công tác tổ chức và quản lý thi nghề phổ thông.

Theo đó, năm học 2020-2021, đối tượng thi nghề phổ thông là học sinh các trường THCS, THPT, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên hoặc cơ sở dạy nghề (có đăng ký và được phép đào tạo nghề phổ thông cho học sinh trung học) có tham gia khóa học nghề.

Điều kiện dự thi là học sinh phải học đủ thời gian và nội dung chương trình nghề phổ thông theo quy định của Bộ GD-ĐT. Trong đó, học sinh phải hoàn thành chương trình nghề phổ thông (cấp THCS là 70 tiết, cấp THPT là 105 tiết), có điểm tổng kết cuối khóa học từ 5,0 điểm trở lên, không nghỉ học quá 10% tổng số tiết của chương trình nghề phổ thông.

Năm học 2020-2021, cấp THCS có các môn thi gồm may gia dụng, thêu, thủ công mỹ nghệ, nấu ăn, nhiếp ảnh, điện, vẽ kỹ thuật, trồng trọt, chăn nuôi, photoshop, tự động hóa ứng dụng, tin học. Riêng cấp THPT có các môn thi gồm cắt may, nấu ăn, thủ công mỹ nghệ, nhiếp ảnh, cắt uốn tóc, điện, vẽ kỹ thuật, vẽ kiến trúc, vẽ kỹ thuật trên máy tính, làm vườn, trồng trọt, chăn nuôi - thú y, tự động hóa ứng dụng và tin học.

Học sinh đăng ký theo danh sách của từng đơn vị. Năm nay, bài thi lý thuyết diễn ra trong thời gian 60 phút, riêng phần thi thực hành có thời lượng 60 - 180 phút tùy theo đặc thù riêng của từng môn thi. Học sinh có điểm tổng kết các bài thi đạt từ 5,0 điểm trở lên và không có bài thi dưới 3,0 điểm đều được cấp giấy chứng nhận nghề phổ thông và được xếp loại theo các mức độ giỏi, khá, trung bình. 

Tin cùng chuyên mục

Giải thưởng Võ Trường Toản

Giải thưởng Võ Trường Toản: 25 năm chở trọn đạo người Thầy longform

Nghề giáo được ví như nghề đưa đò, chuyên chở học trò đến bến bờ tri thức; dẫn đường, khai mở hành trình thành nhân, lập nghiệp. Trên hành trình ấy, người thầy chịu biết bao trở lực, thử thách. Năm 1998, với trách nhiệm xã hội của mình, Báo SGGP lên ý tưởng tổ chức một giải thưởng dành để tôn vinh người Thầy, giải thưởng lấy tên cụ Võ Trường Toản, người thầy nổi tiếng của đất Sài Gòn - Gia Định xưa, ra đời. Trải qua bao biến thiên của thời cuộc, 1/4 thế kỷ, giải thưởng đã trở thành điểm tựa của biết bao người Thầy.

Học bổng Nguyễn Văn Hưởng

CLB Medseeds tổ chức hoạt động rèn kỹ năng cho sinh viên ngành y

Trong 2 ngày 22 và 23-10, CLB Medseeds (gồm các sinh viên đã và đang được trợ giúp từ Quỹ học bổng Nguyễn Văn Hưởng của Báo SGGP) đã tổ chức 2 buổi thảo luận với chủ đề “Cần chuẩn bị gì để xin học bổng du học” và “Phát triển kỹ năng tư duy phản biện cho sinh viên y khoa”. 

Giải thưởng Tôn Đức Thắng