Kẻ đánh bom New York không nằm trong danh sách theo dõi của Bangladesh

Akayed Ullah, người Bangladesh nhập cư Mỹ theo diện gia đình bảo lãnh 7 năm trước, không có hồ sơ hình sự và không nằm trong danh sách theo dõi nghi phạm cực đoan của Bangladesh.
Nghi phạm Akayed Ullah bị thương nặng sau khi kích nổ quả bom ống tư chế trong đường xe điện ngầm ở Manhattan, New York, Mỹ, ngày 11-12-2017. Ảnh: New York Post

Akayed Ullah (27 tuổi) là người đã kích nổ đai bom trong ga xe điện ngầm tấp nập ở New York vào ngày 11-12. Tuy nhiên, quả bom tự chế đã không nổ hoàn toàn, khiến chỉ mình Ullah bị thương nặng.

Ullah khai với cảnh sát rằng muốn trả thù những cuộc không kích của Mỹ vào nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng và lấy cảm hứng từ những vụ tấn công khủng bố dịp Giáng sinh ở châu Âu.

Kẻ đánh bom New York không nằm trong danh sách theo dõi của Bangladesh ảnh 2 Các lực lượng cứu hộ và cảnh sát tại hiện trường vụ đánh bom gần Quảng trường Thời Đại ở New York ngày 11-12-2017. Ảnh: AP

Cảnh sát Bangladesh hôm nay tuyên bố đang điều tra liệu Ullah đã cực đoan hóa ở quê hương Hồi giáo của mình, nhưng cho biết, Ullah không nằm trong danh sách nghi phạm cực đoan hoặc thành viên nhóm khủng bố nào, cả ở Bangladesh lẫn nước ngoài.

Cảnh sát cung cấp khá ít thông tin về cuộc sống của Ullah ở Bangladesh, chỉ cho biết, gia đình Ullah nguồn gốc ở đảo Sandwip ngoài khơi thành phố cảng Chittagong phía Nam Bangladesh, nhưng cha Ullah đã di cư đến thủ đô Dhaka 30 năm trước.

Ullah từ Bangladesh đến Mỹ vào tháng 2-2011, hiện sống ở Brooklyn, New York, hành nghề lái taxi, nhưng giấy phép đã hết hạn vào năm 2015.

Kẻ đánh bom New York không nằm trong danh sách theo dõi của Bangladesh ảnh 3 Bằng lái xe cấp ở New York của nghi phạm Akayed Ullah

Trong những năm gần đây, nhiều vụ tấn công khủng bố đã diễn ra ở Bangladesh, quốc gia 160 triệu dân với đa số Hồi giáo.

Tháng trước, Bangladesh đã bắt giữ một thành viên tên là Ansarullah Bangla Team, nhóm cực đoan trong nước liên kết al-Qaeda, vì đã đâm chết một blogger nổi tiếng người Mỹ ở Dhaka trong năm 2015.

Tháng 7 năm ngoái, các tay súng IS tấn công một quán cà phê nổi tiếng ở Dhaka, giết 22 con tin, gồm 18 người nước ngoài.

Từ sau vụ tấn công ở Dhaka đến nay, hơn 70 nghi phạm chiến binh đã bị giết trong chiến dịch của các lực lượng an ninh Banglasesh trấn áp cực đoan. 

Tin cùng chuyên mục