Lớp học trong rừng
Sau hành trình dài từ TPHCM tới Đà Lạt, đoàn sinh viên gồm 88 thành viên của Trường Đại học Tôn Đức Thắng di chuyển thêm khoảng 25km để có mặt tại Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà (thuộc Khu dự trữ sinh quyển thế giới Langbiang). Trong chuyến đi lần này, đoàn sẽ tham quan tuyến đa dạng sinh học với các hoạt động chính như định dạng cây, giới thiệu sinh thái rừng, tìm số lượng loài mới trên cùng diện tích. Được các hướng dẫn viên tại Trung tâm Du lịch sinh thái và Giáo dục môi trường (Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà) chỉ dẫn, nhóm sinh viên hơn 10 người đã hoàn thành xong “ô tiêu chuẩn” giữa khu rừng nguyên sinh trên tuyến lên đỉnh Hòn Giao. Bạn Trương Lê Minh Nhật, sinh viên năm thứ 2, cho biết: “Trên diện tích khoảng 64m2 được lựa chọn bất kỳ, tụi em được hướng dẫn thu thập mẫu lá cây trên bề mặt đất. Từng mét vuông tại “ô tiêu chuẩn” sẽ giúp chúng em tìm hiểu được cách đo đếm mức độ đa dạng sinh học dựa trên nguyên tắc này”. Đây là một phần trong chuỗi những hoạt động tham quan, tìm hiểu, học tập của sinh viên về môi trường tự nhiên tại Khu dự trữ sinh quyển thế giới Langbiang.
Sau khi hoàn thành phần thực hành, nhóm sinh viên tiếp tục được hướng dẫn tìm hiểu về mức độ đa dạng sinh học. Đứng trước cây sùi lớn, nhiều bạn trẻ thắc mắc về tên gọi, anh K’ Vân, người dân tộc thiểu số bản địa, đồng thời là hướng dẫn viên của Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà, giải thích: “Cộng đồng tại đây gọi đó là cây Bradian. Loài cây này được phát hiện lần đầu tiên trên ngọn núi Bradian ở huyện Di Linh, nên tên ngọn núi đã được sử dụng làm tên đặt cho loài cây đó”. Tại đây, các bạn trẻ còn có cơ hội học hỏi thông qua các chuyên đề như cây làm thuốc, cây lá kim, cây ăn được, hay tìm hiểu về các loài cây đặc hữu, quý hiếm như thông 2 lá dẹt, thông lông gà (bạch tùng)… Nếu đối tượng là sinh viên các trường đại học, cao đẳng, tùy thuộc vào ngành học sẽ được sắp xếp tìm hiểu theo chuyên ngành của mình. Cụ thể, sinh viên ngành môi trường, sinh học sẽ được ưu tiên tìm hiểu sâu về cây cối, nguồn nước; sinh viên ngành du lịch sẽ được hướng dẫn các tuyến du lịch về cộng đồng dân tộc bản địa…
Từng có 11 năm công tác tại Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà và nắm rất rõ về từng tuyến, điểm tham quan tại đây, anh Trần Nhật Tiên, chuyên viên Trung tâm Du lịch sinh thái và Giáo dục môi trường, cho biết: “Thông thường, mỗi lượt tham quan, tìm hiểu trên đỉnh Hòn Giao sẽ kéo dài khoảng 2-3 tiếng đồng hồ. Như tuyến đa dạng sinh học dài khoảng 2km đường rừng, tuyến lên thác Thiên Thai dài khoảng 3,5km. Được nghe diễn giải và được thực hành tại chỗ, sinh viên sẽ biết các nhà nghiên cứu đã làm khoa học như thế nào, qua đó kích thích trí tưởng tượng và niềm đam mê khoa học trong các em”.
Giáo dục bảo vệ môi trường
Theo ông Nguyễn Lương Minh, Giám đốc Trung tâm Du lịch sinh thái và Giáo dục môi trường, hàng năm Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà đón khoảng 10.000 lượt khách tham quan, thực hành tìm hiểu về mức độ đa dạng sinh học; trong đó phần lớn là học sinh, sinh viên. Chiếm tỷ lệ khoảng 25% - 30% là sinh viên các trường đại học đến từ một số nước, vùng lãnh thổ trong khu vực như Singapore, Thái Lan, Malaysia, Philippines, Hồng Công… “Đây là kết quả trong khuôn khổ dự án JICA BIDOUP NUI BA do Chính phủ Nhật Bản tài trợ. Mô hình du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng đã được xây dựng từ năm 2013, hình thức hoạt động du lịch kết hợp nghiên cứu khoa học sẽ giúp cộng đồng tiếp cận môi trường thiên nhiên theo hướng mở”, ông Minh giới thiệu.
Học sinh, sinh viên nói riêng và giới trẻ nói chung là đối tượng chính để tuyên truyền, giáo dục quản lý bảo vệ rừng. Cụ thể như phổ biến kiến thức về đa dạng sinh học, môi trường, giá trị của rừng đối với cuộc sống của con người và các loài động thực vật, liên hệ các bài giảng trong trường học với thực tế ngoài thiên nhiên nhằm thu hút sự quan tâm của giới trẻ đối với lĩnh vực này. “Việc diễn giải các mô hình có tương tác tại khu trung tâm du khách và diễn giải môi trường sẽ giúp các bạn trẻ hiểu được giá trị của rừng, môi trường sống, thiên nhiên và con người, có sự gắn kết chặt chẽ với nhau. Từ đó giúp các em và cộng đồng tại địa phương thêm trân trọng môi trường tự nhiên, có ý thức, trách nhiệm trong bảo vệ rừng và môi trường sống”, anh Trần Nhật Tiên chia sẻ.
Thầy Bùi Anh Võ, giảng viên Khoa Khoa học ứng dụng Trường Đại học Tôn Đức Thắng, cho biết, hàng năm trường đều tổ chức các đoàn sinh viên thực tập, tìm hiểu về mức độ đa dạng sinh học tại Khu dự trữ sinh quyển thế giới Langbiang. Thông qua các hoạt động ngoại khóa, sinh viên sẽ có cái nhìn thân thiện hơn đối với môi trường tự nhiên, đặc biệt là ý thức được sự cần thiết trong việc giữ gìn, bảo vệ môi trường sống xung quanh. Ngoài ra, đây cũng là dịp để các em có cơ hội tìm hiểu về văn hóa các dân tộc bản địa dưới chân núi Langbiang.
Sau hành trình dài từ TPHCM tới Đà Lạt, đoàn sinh viên gồm 88 thành viên của Trường Đại học Tôn Đức Thắng di chuyển thêm khoảng 25km để có mặt tại Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà (thuộc Khu dự trữ sinh quyển thế giới Langbiang). Trong chuyến đi lần này, đoàn sẽ tham quan tuyến đa dạng sinh học với các hoạt động chính như định dạng cây, giới thiệu sinh thái rừng, tìm số lượng loài mới trên cùng diện tích. Được các hướng dẫn viên tại Trung tâm Du lịch sinh thái và Giáo dục môi trường (Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà) chỉ dẫn, nhóm sinh viên hơn 10 người đã hoàn thành xong “ô tiêu chuẩn” giữa khu rừng nguyên sinh trên tuyến lên đỉnh Hòn Giao. Bạn Trương Lê Minh Nhật, sinh viên năm thứ 2, cho biết: “Trên diện tích khoảng 64m2 được lựa chọn bất kỳ, tụi em được hướng dẫn thu thập mẫu lá cây trên bề mặt đất. Từng mét vuông tại “ô tiêu chuẩn” sẽ giúp chúng em tìm hiểu được cách đo đếm mức độ đa dạng sinh học dựa trên nguyên tắc này”. Đây là một phần trong chuỗi những hoạt động tham quan, tìm hiểu, học tập của sinh viên về môi trường tự nhiên tại Khu dự trữ sinh quyển thế giới Langbiang.
Sau khi hoàn thành phần thực hành, nhóm sinh viên tiếp tục được hướng dẫn tìm hiểu về mức độ đa dạng sinh học. Đứng trước cây sùi lớn, nhiều bạn trẻ thắc mắc về tên gọi, anh K’ Vân, người dân tộc thiểu số bản địa, đồng thời là hướng dẫn viên của Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà, giải thích: “Cộng đồng tại đây gọi đó là cây Bradian. Loài cây này được phát hiện lần đầu tiên trên ngọn núi Bradian ở huyện Di Linh, nên tên ngọn núi đã được sử dụng làm tên đặt cho loài cây đó”. Tại đây, các bạn trẻ còn có cơ hội học hỏi thông qua các chuyên đề như cây làm thuốc, cây lá kim, cây ăn được, hay tìm hiểu về các loài cây đặc hữu, quý hiếm như thông 2 lá dẹt, thông lông gà (bạch tùng)… Nếu đối tượng là sinh viên các trường đại học, cao đẳng, tùy thuộc vào ngành học sẽ được sắp xếp tìm hiểu theo chuyên ngành của mình. Cụ thể, sinh viên ngành môi trường, sinh học sẽ được ưu tiên tìm hiểu sâu về cây cối, nguồn nước; sinh viên ngành du lịch sẽ được hướng dẫn các tuyến du lịch về cộng đồng dân tộc bản địa…
Từng có 11 năm công tác tại Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà và nắm rất rõ về từng tuyến, điểm tham quan tại đây, anh Trần Nhật Tiên, chuyên viên Trung tâm Du lịch sinh thái và Giáo dục môi trường, cho biết: “Thông thường, mỗi lượt tham quan, tìm hiểu trên đỉnh Hòn Giao sẽ kéo dài khoảng 2-3 tiếng đồng hồ. Như tuyến đa dạng sinh học dài khoảng 2km đường rừng, tuyến lên thác Thiên Thai dài khoảng 3,5km. Được nghe diễn giải và được thực hành tại chỗ, sinh viên sẽ biết các nhà nghiên cứu đã làm khoa học như thế nào, qua đó kích thích trí tưởng tượng và niềm đam mê khoa học trong các em”.
Giáo dục bảo vệ môi trường
Theo ông Nguyễn Lương Minh, Giám đốc Trung tâm Du lịch sinh thái và Giáo dục môi trường, hàng năm Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà đón khoảng 10.000 lượt khách tham quan, thực hành tìm hiểu về mức độ đa dạng sinh học; trong đó phần lớn là học sinh, sinh viên. Chiếm tỷ lệ khoảng 25% - 30% là sinh viên các trường đại học đến từ một số nước, vùng lãnh thổ trong khu vực như Singapore, Thái Lan, Malaysia, Philippines, Hồng Công… “Đây là kết quả trong khuôn khổ dự án JICA BIDOUP NUI BA do Chính phủ Nhật Bản tài trợ. Mô hình du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng đã được xây dựng từ năm 2013, hình thức hoạt động du lịch kết hợp nghiên cứu khoa học sẽ giúp cộng đồng tiếp cận môi trường thiên nhiên theo hướng mở”, ông Minh giới thiệu.
Học sinh, sinh viên nói riêng và giới trẻ nói chung là đối tượng chính để tuyên truyền, giáo dục quản lý bảo vệ rừng. Cụ thể như phổ biến kiến thức về đa dạng sinh học, môi trường, giá trị của rừng đối với cuộc sống của con người và các loài động thực vật, liên hệ các bài giảng trong trường học với thực tế ngoài thiên nhiên nhằm thu hút sự quan tâm của giới trẻ đối với lĩnh vực này. “Việc diễn giải các mô hình có tương tác tại khu trung tâm du khách và diễn giải môi trường sẽ giúp các bạn trẻ hiểu được giá trị của rừng, môi trường sống, thiên nhiên và con người, có sự gắn kết chặt chẽ với nhau. Từ đó giúp các em và cộng đồng tại địa phương thêm trân trọng môi trường tự nhiên, có ý thức, trách nhiệm trong bảo vệ rừng và môi trường sống”, anh Trần Nhật Tiên chia sẻ.
Thầy Bùi Anh Võ, giảng viên Khoa Khoa học ứng dụng Trường Đại học Tôn Đức Thắng, cho biết, hàng năm trường đều tổ chức các đoàn sinh viên thực tập, tìm hiểu về mức độ đa dạng sinh học tại Khu dự trữ sinh quyển thế giới Langbiang. Thông qua các hoạt động ngoại khóa, sinh viên sẽ có cái nhìn thân thiện hơn đối với môi trường tự nhiên, đặc biệt là ý thức được sự cần thiết trong việc giữ gìn, bảo vệ môi trường sống xung quanh. Ngoài ra, đây cũng là dịp để các em có cơ hội tìm hiểu về văn hóa các dân tộc bản địa dưới chân núi Langbiang.
Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà có diện tích hơn 70.000ha, nằm trên địa giới hành chính huyện Lạc Dương, một phần huyện Đam Rông (tỉnh Lâm Đồng). Nơi đây có mức độ đa dạng sinh học rất cao, với 1.946 loài thực vật thuộc 179 họ (67 loài thuộc Sách đỏ Việt Nam, 35 loài thuộc Sách đỏ của Liên hiệp thế giới bảo tồn thiên nhiên - IUCN); có 89 loài thú thuộc 24 họ (trong đó 18 loại thuộc Sách đỏ Việt Nam, 18 loại thuộc Sách đỏ IUCN); 274 loài chim thuộc 46 họ (12 loại thuộc Sách đỏ Việt Nam, 10 loại thuộc Sách đỏ IUCN); động vật lưỡng cư có 46 loài thuộc 7 họ (3 loài thuộc Sách đỏ Việt Nam, 28 loài thuộc Sách đỏ IUCN); bò sát có 46 loài thuộc 11 họ; cá có 30 loài thuộc 7 họ; côn trùng 71 loài thuộc 9 họ; bướm có 185 loài thuộc 12 họ…