Không để nhà vệ sinh bệnh viện công quá bẩn

Nhà vệ sinh quá bẩn là một thực tế ở nhiều bệnh viện công. Tất nhiên có nguyên nhân do nhiều bệnh nhân và người nhà kém ý thức, đi vệ sinh rồi không dội nước, hoặc dội nước qua loa. 
Mới đây, tại hội nghị do Bộ Y tế tổ chức về việc giảm thời gian chờ khám bệnh, cải thiện vệ sinh ở nhà vệ sinh của bệnh viện công, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã phát biểu: Theo kết quả khảo sát độc lập về mức độ hài lòng của người bệnh thì nhà vệ sinh bệnh viện công bị phàn nàn nhất (gần 19%). Bà nhấn mạnh giám đốc và các trưởng khoa của bệnh viện phải chịu trách nhiệm nếu để nhà vệ sinh bệnh viện bẩn. 
Nhà vệ sinh quá bẩn là một thực tế ở nhiều bệnh viện công. Tất nhiên có nguyên nhân do nhiều bệnh nhân và người nhà kém ý thức, đi vệ sinh rồi không dội nước, hoặc dội nước qua loa. Tuy nhiên, trách nhiệm của giám đốc bệnh viện là không biết quản lý. Ngay cả chuyện nhỏ như chuyện giữ cho nhà vệ sinh bệnh viện sạch sẽ mà còn không quản lý được thì làm sao bảo vệ sức khỏe cho người bệnh? Tại hầu hết các bệnh viện tư, nhà vệ sinh rất sạch sẽ, chứ không bẩn như nhà vệ sinh ở bệnh viện công. Bệnh viện là nơi chăm sóc sức khỏe người dân, phải rất sạch sẽ, chứ không thể để mất vệ sinh được. Vậy rõ ràng, việc Bộ trưởng Bộ Y tế quy trách nhiệm của giám đốc bệnh viện công trong việc để nhà vệ sinh bệnh viện mất vệ sinh là rất đúng, vì thiếu ý thức trách nhiệm và yếu kém về quản lý. 
Để nhà vệ sinh ở bệnh viện công sạch sẽ, yêu cầu trước tiên là người sử dụng nhà vệ sinh phải có ý thức giữ gìn vệ sinh chung. Các bệnh viện công nên có bố trí lao công trực giữ vệ sinh nhà vệ sinh, có thu nhập tương xứng để họ tận tụy với công việc. Tại nhà vệ sinh, bệnh viện cần đặt nhiều bảng tuyên truyền, nhắc nhở ý thức giữ gìn vệ sinh, để bệnh nhân và người nhà bệnh nhân bỏ thói quen xấu.

Tin cùng chuyên mục