Liên minh Afghanistan - Mỹ không thể giành chiến thắng quân sự trước Taliban, bằng chứng là tổ chức này tiếp tục gây bất ổn ngày càng nhiều ở mọi nơi tại Afghanistan. Theo báo chí Mỹ, chính sách Mỹ và Afghanistan hiện nay cho rằng để chấm dứt cuộc chiến dài nhất trong lịch sử nước Mỹ, Taliban phải tham gia vào một quá trình chính trị. Điều này thường được nhắc đến với yêu cầu là Taliban từ bỏ bạo lực và rời xa al-Qaeda. Tuy nhiên, tại một hội nghị gồm 20 nước tham dự mang tên “Tiến trình Kabul” vào ngày 28-2, Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani đã đề nghị Taliban ngừng bắn, trao đổi tù binh, Chính phủ Afghanistan sẵn sàng ngừng các biện pháp trừng phạt và thừa nhận Taliban là một nhóm chính trị hợp pháp. Nội dung này cũng được ghi trong tuyên bố chung của hội nghị và ngay cả phái bộ Liên hiệp quốc tại Afghanistan cũng ra tuyên bố “Ủng hộ mạnh mẽ tầm nhìn về hòa bình thông qua đối thoại trong nội bộ Afghanistan”. Đây là lần đầu tiên, Taliban được công nhận ở một vị trí cao như vậy kể từ khi bị đánh bật khỏi thủ đô Kabul năm 2001.
Đây có thể xem là sự thay đổi lớn, nhất là khi cách đó đúng 1 tháng, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng “không có cửa” cho các cuộc đàm phán với Taliban. Vấn đề Afghanistan là phần duy nhất trong chính sách đối ngoại của Mỹ được Tổng thống Donald Trump đưa ra một bài phát biểu riêng rất cụ thể và chi tiết. Tuyên bố của ông Donald Trump lúc đó đã gây kinh ngạc với một số quan chức Mỹ, những người từ lâu đã chấp nhận sự cần thiết phải khuyến khích các cuộc đàm phán với Taliban.
Nhưng hơn ai hết, các quan chức an ninh Afghanistan hiểu Taliban hơn ông Donald Trump, nhất là sau khi xảy ra loạt các vụ tấn công khủng khiếp của Taliban và tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ở trung tâm thủ đô Kabul. CNN cho rằng lời đề nghị của Tổng thống Afghanistan với Taliban có thể được giải thích bằng từ “tuyệt vọng”. Taliban đang ngày càng gia tăng diện tích lãnh thổ họ kiểm soát, theo các số liệu mới nhất của Mỹ. Lực lượng an ninh Afghanistan ngày càng co cụm trước Taliban. Bom thường xuyên đánh vào những khu vực được bảo vệ tốt nhất ở Kabul. Thực ra, nhu cầu đàm phán hòa bình với Taliban đã xuất hiện từ năm 2009. Nhưng các điều kiện cho những cuộc đàm phán đó chưa bao giờ được đáp ứng, vì vậy có chăng chỉ diễn ra bí mật. Kết quả, Taliban lại tiếp tục giành chiến thắng quân sự.
Taliban không được mời tham dự hội nghị nói trên. Tuyên bố trên trang web của nhóm này cho rằng “không nghi ngờ gì” lời đề nghị của ông Ghani là “tuyệt vời” nhưng cho rằng các cuộc đàm phán hòa bình chỉ có ý nghĩa khi các “lực lượng xâm lược nước ngoài” rút khỏi Afghanistan. “Nếu Ashraf Ghani mơ về hòa bình trước sự có mặt của quân xâm lược, ông ta phải hiểu rằng những nỗ lực đó đã không mang lại bất cứ điều gì trong 17 năm qua”, hãng tin DPA của Đức dẫn tuyên bố của Taliban. Ngoài ra, việc Taliban tham gia chính trường vẫn là con đường dài, trong đó phải chấp nhận quyền bình đẳng của phụ nữ trong xã hội, điều mà lực lượng này chưa từng công nhận, ngay cả với những quyền cơ bản của phụ nữ như quyền đến trường. Vì vậy, nỗ lực của Tổng thống Afghanistan đàm phán với Taliban xem ra không đơn giản.
Đây có thể xem là sự thay đổi lớn, nhất là khi cách đó đúng 1 tháng, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng “không có cửa” cho các cuộc đàm phán với Taliban. Vấn đề Afghanistan là phần duy nhất trong chính sách đối ngoại của Mỹ được Tổng thống Donald Trump đưa ra một bài phát biểu riêng rất cụ thể và chi tiết. Tuyên bố của ông Donald Trump lúc đó đã gây kinh ngạc với một số quan chức Mỹ, những người từ lâu đã chấp nhận sự cần thiết phải khuyến khích các cuộc đàm phán với Taliban.
Nhưng hơn ai hết, các quan chức an ninh Afghanistan hiểu Taliban hơn ông Donald Trump, nhất là sau khi xảy ra loạt các vụ tấn công khủng khiếp của Taliban và tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ở trung tâm thủ đô Kabul. CNN cho rằng lời đề nghị của Tổng thống Afghanistan với Taliban có thể được giải thích bằng từ “tuyệt vọng”. Taliban đang ngày càng gia tăng diện tích lãnh thổ họ kiểm soát, theo các số liệu mới nhất của Mỹ. Lực lượng an ninh Afghanistan ngày càng co cụm trước Taliban. Bom thường xuyên đánh vào những khu vực được bảo vệ tốt nhất ở Kabul. Thực ra, nhu cầu đàm phán hòa bình với Taliban đã xuất hiện từ năm 2009. Nhưng các điều kiện cho những cuộc đàm phán đó chưa bao giờ được đáp ứng, vì vậy có chăng chỉ diễn ra bí mật. Kết quả, Taliban lại tiếp tục giành chiến thắng quân sự.
Taliban không được mời tham dự hội nghị nói trên. Tuyên bố trên trang web của nhóm này cho rằng “không nghi ngờ gì” lời đề nghị của ông Ghani là “tuyệt vời” nhưng cho rằng các cuộc đàm phán hòa bình chỉ có ý nghĩa khi các “lực lượng xâm lược nước ngoài” rút khỏi Afghanistan. “Nếu Ashraf Ghani mơ về hòa bình trước sự có mặt của quân xâm lược, ông ta phải hiểu rằng những nỗ lực đó đã không mang lại bất cứ điều gì trong 17 năm qua”, hãng tin DPA của Đức dẫn tuyên bố của Taliban. Ngoài ra, việc Taliban tham gia chính trường vẫn là con đường dài, trong đó phải chấp nhận quyền bình đẳng của phụ nữ trong xã hội, điều mà lực lượng này chưa từng công nhận, ngay cả với những quyền cơ bản của phụ nữ như quyền đến trường. Vì vậy, nỗ lực của Tổng thống Afghanistan đàm phán với Taliban xem ra không đơn giản.