(SGGP).- Dự thảo Đề án kiểm soát đặc biệt đối với cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao vừa được Bộ Tài nguyên và Môi trường đăng tải trên Cổng Thông tin điện tử www.monre.gov.vn để lấy ý kiến đóng góp. Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, hiện nay Việt Nam còn tồn tại nhiều dự án, cơ sở sản xuất công nghiệp có nguy cơ cao xảy ra sự cố, ô nhiễm môi trường lớn, diễn ra trên diện rộng, tác động đến nhiều mặt, nhiều đối tượng của đời sống kinh tế xã hội, song đến nay chưa có các giải pháp quản lý, giám sát chặt chẽ, hiệu quả; chưa có các biện pháp kiểm soát đặc thù về môi trường đối với nhóm đối tượng này.
Dự thảo đề án xác định 6 nhiệm vụ chủ yếu nhằm thực hiện kiểm soát đặc biệt đối với các dự án, cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao, trong đó có việc rà soát, đánh giá nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và yêu cầu cải tiến, đổi mới về công nghệ sản xuất; xác lập chế độ giám sát đặc thù về môi trường; chế độ báo cáo, thanh tra, kiểm tra đối với từng dự án, cơ sở sản xuất thuộc danh mục kiểm soát đặc biệt; xây dựng và thực hiện chương trình giám sát về môi trường.
Cũng theo dự thảo nói trên, danh mục các loại hình sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm môi trường cần đặc biệt quan tâm có các ngành nghề gồm: luyện gang, thép; nhiệt điện; khai thác, chế biến khoáng sản kim loại có sử dụng hóa chất độc hại; sản xuất giấy, bột giấy; nhuộm (vải, sợi); mạ; lọc hóa dầu; thuộc da; chế biến thủy sản; chế biến mía đường; sản xuất pin, ắc quy; xử lý chất thải...
Dự thảo đề án xác định 6 nhiệm vụ chủ yếu nhằm thực hiện kiểm soát đặc biệt đối với các dự án, cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao, trong đó có việc rà soát, đánh giá nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và yêu cầu cải tiến, đổi mới về công nghệ sản xuất; xác lập chế độ giám sát đặc thù về môi trường; chế độ báo cáo, thanh tra, kiểm tra đối với từng dự án, cơ sở sản xuất thuộc danh mục kiểm soát đặc biệt; xây dựng và thực hiện chương trình giám sát về môi trường.
Cũng theo dự thảo nói trên, danh mục các loại hình sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm môi trường cần đặc biệt quan tâm có các ngành nghề gồm: luyện gang, thép; nhiệt điện; khai thác, chế biến khoáng sản kim loại có sử dụng hóa chất độc hại; sản xuất giấy, bột giấy; nhuộm (vải, sợi); mạ; lọc hóa dầu; thuộc da; chế biến thủy sản; chế biến mía đường; sản xuất pin, ắc quy; xử lý chất thải...